7. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Khác với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hải Dương nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung đã bước vào xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở điểm xuất phát thấp của một tỉnh nông nghiệp thuần nông, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Thực tiễn đó đặt ra cho nhân dân thành phố cũng như cả tỉnh Hải Dương phải nhanh chóng thích nghi, phải có bước đột phá trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố khách quan và chủ quan trong chiến lược phát triển của mình.
Để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH, thành phố đã đẩy mạnh sản xuất công nghiệp – xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết, đầu tư mở rộng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn tích cực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Giai đoạn 1997 – 2000, công nghiệp - xây dựng thành phố có nhịp độ tăng bình quân 17,4%/ năm; giai đoạn 2001 – 2005 tăng 21,15%.
Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 1.377 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2000. Trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 22,7%/ năm; ngoài quốc doanh tăng 27,9%/ năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 50,8%.
Năm 2005, trên địa bàn thành phố có 13 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 07 doanh nghiệp do Trung ương quản lý; 06 doanh nghiệp do địa phương quản lý, 2.474 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 09 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…Tính đến thời điểm tháng 4/2006, tất cả các doanh nghiệp
44
Nhà nước trên địa bàn thành phố đều đã được cổ phần hóa và thu hút được trên 22.000 lao động.
Trong giai đoạn 2005 – 2010, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Thành phố hiện có 03 khu công nghiệp, 05 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 1000 ha, thu hút gần 200 dự án, có trên 2000 doanh nghiệp, 16.000 hộ kinh doanh thu hút trên 7 vạn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 (theo giá cố định năm 1994) đạt 8.232 tỷ 800 triệu đồng, gấp 5,3 lần so với năm 2005, tăng bình quân 39,5%/ năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố không ngừng tăng nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào giá trị kinh tế chung. Năm 2010, sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá. Các doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp như: nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng cường tiếp thị, bán hàng nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Năm 2010, khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn ước đạt 12.446 tỷ 640 triệu đồng, tăng 21,8% so với năm 2005; khối kinh tế nhà nước (do địa phương quản lý) đạt 1.324 tỷ 192 triệu đồng, tăng 17,5% so với năm 2005 và khối kinh tế ngoài nhà nước đạt 4.228 tỷ 869 triệu đồng tăng 12,1% so với năm 2005.
Biểu 3: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng (1997- 2010)
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2010): Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.
45
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của thành phố, ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 42% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp.
Các dự án thuộc khu, cụm công nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định; các dự án đang xây dựng đảm bảo tiến độ. Khu công nghiệp Kenmax tạm ngừng hoạt động do chủ đầu tư không cân đối được nguồn tài chính.
Trong giai đoạn tiếp theo (2011 - 2015), Thành phố Hải Dương đã đề ra kế hoạch tập trung phát triển những ngành công nghiệp tương xứng với tiềm năng của vùng. Mặc dù đó là những nhóm ngành năng lực cạnh tranh còn thấp trong thời điểm hiện tại nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai như: nhóm ngành ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo hướng hội nhập… Nhóm ngành này bao gồm các lĩnh vực: sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, chế biến nông sản…Định hướng phát triển của nhóm ngành này trong giai đoạn tới là tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, chủ động tiếp cận, từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ và tăng cường công tác đào tạo lao động có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của nhóm ngành này trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Thành phố Hải Dương còn triển khai kế hoạch nghiên cứu phát triển ngành cơ khí đóng tàu (chủ yếu là tàu sông) để phục vụ cho phát triển giao thông thủy.
* Tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng
Thành phố hiện có 2.952 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể, tăng 16,91% so với năm 2005. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề năm 2010 đạt 378.5 tỷ đồng, giải quyết được việc làm cho 1.566 lao động. Hoạt động của các làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển. Ngành chức năng thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến sản phẩm: nhãn hiệu, kiểu dáng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế… Hoạt động tiểu thủ công nghiệp được khuyến kích phát triển với 03 loại mặt hàng sản xuất chủ yếu :
46
- Bánh đậu xanh: Là đặc sản của Thành phố Hải Dương, bắt đầu được sản xuất từ đầu thế kỷ XX. Thành phần chủ yếu của bánh là đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu. Ngay từ đầu thế kỷ XX, nhiều nhãn hiệu bánh đậu xanh nổi tiếng: Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Phương, Mai Hoa mà đặc biệt là nhãn hiệu “Rồng Vàng” đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh Bắc Kỳ. Trong những năm 1970 – 1990, bánh đậu xanh Rồng Vàng chủ yếu được sản xuất tại một số xí nghiệp quốc doanh, nhiều nhất tại xí nghiệp Chế biến Nông sản thực phẩm I, tiền thân của công ty cổ phần bia Hà Nội- Hải Dương hiện nay. Hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hải Dương có trên 50 công ty sản xuất bánh đậu xanh, tiêu biểu nhất là các nhãn hiệu: Quê Hương, Nguyên Hương, Bảo Long, Hòa An, Minh Ngọc, Hương Nguyên…
- Làng Mộc Đức Minh: nay là khu dân cư số 5 - phường Thanh Bình – Thành phố Hải Dương. Khác với các làng nghề mộc khác trong tỉnh, Đức Minh đến với nghề mộc khoảng từ năm 1925. Đến nay, thợ mộc Đức Minh chủ yếu tập trung sản xuất đồ gỗ dân dụng, trong đó 60% giá trị sản lượng là các mặt hàng như: giường, tủ, bàn ghế và hơn 40% hàng mộc phục vụ xây dựng như: ốp tường, trần, sàn, khung cửa, cánh cửa….Nhiều loại thiết bị hiện đại đã được đưa vào phục vụ sản xuất thay thế cho các dụng cụ làm mộc cổ truyền. Hiện nay, ở Đức Minh có 163 hộ sản xuất đồ mộc, chiếm 43,6% số hộ gia đình, thu hút 350 lao động. Năm 2004, Đức Minh đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
- Làng nghề sản xuất bánh đa Lộ Cương: nay thuộc phường Tứ Minh. Trước đây, Lộ Cương là một làng thuần nông. Ruộng đất của làng dần dần bị thu hẹp dành cho các dự án giao thông, công nghiệp và phát triển đô thị. Người dân Lộ Cương bắt đầu chuyển sang sản xuất bánh đa bắt đầu từ năm 2000. Khác với nhiều địa phương, bánh đa ở Lộ Cương chủ yếu được sản xuất bằng máy...Trong khu dân cư có khoảng 230 hộ làm nghê sản xuất bánh đa; chiếm 61,3% hộ gia đình ở địa phương, thu hút 529 lao động. Năm 2006, Lộ Cương được công nhận là làng nghề thủ công nghiệp.
47
Trong định hướng thực hiện CNH, HĐH, chính quyền Thành phố Hải Dương đã hướng sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành kinh tế công nghiệp. Từ vị trí là những cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, cho đến nay ngành kinh tế công nghịêp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đã vươn lên giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Trước yêu cầu khách quan của thời đại kinh tế mở, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hải Dương đã đề ra phương hướng chủ yếu và quan trọng đối với ngành kinh tế công nghiệp trong thời gian tới là xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp hợp lý để khẳng định hơn nữa vai trò chủ đạo của ngành kinh tế công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và để xứng đáng với vai trò là địa phương điển hình, đi đầu cả nước về CNH, đô thị hóa.
2.3.5. Về thương nghiệp, dịch vụ
Tổ chức thương mại thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành): các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính viễn thông; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính, dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế, dịch vụ du lịch….
Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2004, ngành dịch vụ đã tạo nên 74% GDP của các nước phát triển và khoảng 52% ở các nước đang phát triển.
Trong những năm qua, hoạt động thương mại strên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các ngành dịch vụ, một trong những ngành đang chiếm tỷ trọng tăng dần trong GDP toàn tỉnh. Năm 2010, toàn thành phố có 05 doanh nghiệp Nhà nước; 12.430 doanh nghiệp ngoài Nhà nước và 11.924 cơ sở kinh doanh cá thể tham gia vào hoạt động thương mại, dịch vụ.
Lực lượng lao động tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ những năm qua tăng khá nhanh và biến động theo chiều hướng: lao động trong các doanh
48
nghiệp Nhà nước giảm nhanh và lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tư nhân tăng nhanh không những tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Số lao động cá thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2010 ước 19.789 nghìn người, tăng gấp 4 lần so với năm 1997.
Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng được đầu tư cả về quy mô và chất lượng. Tháng 4/1997, Trung tâm thương mại của thành phố được khởi công xây dựng tại địa điểm đường Thống Nhất. Năm 2002, trung tâm đã đi vào hoạt động, các hộ kinh doanh hàng công nghệ phẩm tại chợ Phú Yên được di chuyển vào trung tâm thương mại. Chợ Phú Yên chuyển thành chợ nông sản, thực phẩm. Đến cuối năm 2008 trên địa bàn thành phố có 10 cửa hàng kinh doanh theo mô hình siêu thị như: siêu thị Intimex, siêu thị Gia Đình… Hệ thống chợ được đầu tư xây dựng và phát triển. Trên địa bàn thành phố đã hình thành mạng lưới chợ (13 chợ) bao gồm các chợ: Phú Yên, Hồ Máy Sứ, Trung tâm thương mại, Phú Lương, Thanh Bình, Cẩm Thượng, An Ninh… Một số chợ đầu mối nông sản của thành phố đang tiếp tục được triển khai xây dựng và nâng cấp theo quy hoạch như: chợ Phú Yên, chợ Thạch Khôi, chợ Nam Đồng.
Ngoài hình thức kinh doanh tại chợ và các trung tâm thương mại, hình thức kinh doanh tại gia khá phổ biến. Ở Thành phố Hải Dương nhiều đường phố chuyên kinh doanh một hoặc nhiều mặt hàng được hình thành:
- Hàng may mặc, nội thất, điện tử, bánh kẹo ở Đại lộ Trần Hưng Đạo, đường Quang Trung, phố Đồng Xuân, Trần Bình Trọng.
- Đồ gỗ, sắt thép, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị tập trung tại đường Thống Nhất, Lê Thanh Nghị.
- Bán buôn hàng công nghệ phẩm ở phố Trần Phú, Ngân Sơn, Bùi Thị Cúc. - Điện tử, điện lạnh, xe máy ở phố Phạm Ngũ Lão, Đại lộ Hồ Chí Minh,
Nguyễn Lương Bằng.
- Ẩm thực ở phố Phạm Hồng Thái, đường Thanh Niên, cuối Đường Quang Trung.
Ở các phố khác đều có các hộ kinh doanh nhưng mật độ cửa hàng không dày như ở các phố chuyên doanh.
49
Hoạt động của các ngành dịch vụ có sự chuyển biến tích cực, nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2010 ước đạt 5.400 tỷ đồng; gấp 3,2 lần so với năm 2005. Thị trường xuất khẩu từng bước mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2005 - 2010) đạt 1.638,8 triệu USD chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và tăng bình quân 56%/năm; gấp 7,3 lần so với 5 năm trước (2001 - 2005).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong giai đoạn 1997 – 2010 liên tục tăng với tốc độ khá cao, bình quân tăng 26,4%/năm; tăng ở các loại hình kinh tế; cơ cấu chuyển dịch theo hướng loại hình kinh tế Nhà nước ngày càng giảm từ 31,0 % năm 1997 xuống còn 13,6% năm 2010; loại hình kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 73,0 % năm 1997 đã tăng lên 92,5% năm 2010; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 0,2 % năm 1997 đến năm 2010 là 0,5%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2005 – 2010 đạt 237.636 nghìn USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả thời kỳ 2001 – 2005 là 20%/ năm; cao hơn mức tăng trưởng của tỉnh (19,1%/ năm) và thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (25%) cùng thời kỳ. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người đạt 556,5 USD; gấp 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước (366,4 USD/ người); gấp 7,3 lần so với bình quân chung của cả tỉnh Hải Dương (63,77 USD/ người) và gấp 2,7 lần so với mức bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Hồng (173,2 USD/ người).
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thành phố Hải Dương hiện nay chủ yếu là các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ: giầy dép và dệt may. Tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố chiếm tới 72% với thị trường xuất khẩu truyền thống là Hồng Kông, các nước trong khối ASEAN. Một số thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây như thị trường EU, Bắc Mỹ…
Để đáp ứng cho sự phát triển của ngành công nghiệp thành phố, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và dây truyền công nghệ phục vụ cho sản xuất ngày càng gia tăng. Kim ngạch nhập khẩu của thành phố tăng dần qua các năm, từ
50
17,1 % năm 2000 lên đến 19,7% năm 2005 và 26,8 % năm 2010. Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu thuộc 3 nhóm ngành chính là: máy móc - thiết bị - phụ tùng điện tử, ô tô (chiếm 56%); nguyên liệu sản xuất, gia công (giày dép, may mặc…) (38,5%) và hàng hóa tiêu dùng (6,5%). Trước đây, các hoạt động nhập khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp quốc doanh đảm nhiệm nhưng từ năm 2000 đến nay, phần lớn các mặt hàng này đều do các công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm.
Nằm ở vị trí trung tâm giữa tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và mục tiêu phát triển của thành phố là trở thành một trung tâm dịch vụ - công nghiệp của vùng KTTĐ Bắc Bộ, hai khu đô thị được xây dựng là khu đô thị phía Đông (78 ha) và phía Tây (433 ha) trở thành 2 trung tâm thương mại sầm uất của thành phố.
Trong giai đoạn tới, từ 2010 – 2020, Thành phố Hải Dương sẽ phấn đấu tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như: vận tải, bưu chính