Về giáo dục

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 66)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Về giáo dục

Đầu năm 1997, sau sự kiện tái lập tỉnh Hải Dương, Thành ủy mở Hội nghị cán bộ mở rộng nghiên cứu theo tinh thần Nghị quyết TW II (khóa VIII) ngày 24/12/1996 về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ chiến lược đến năm 2000” của Ban Chấp hành TW Đảng. Nghị quyết đã khẳng định rõ: Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp ủy Đảng, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục và đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể…

Để quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết TW II của Đảng về Giáo dục – Đào tạo, tỉnh Hải Dương nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo nói riêng đã tiếp thu có chọn lọc áp dụng vào thực tế của tỉnh, thành phố, chỉ đạo và phát

60

triển mạng lưới trường lớp và mở rộng quy mô hợp lý theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội...Sở Giáo dục – Đào tạo đã xây dựng các đề án phát triển giáo dục như:

- Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học giai đoạn (1996 - 2005) và những năm tiếp theo.

- Đề án phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cấp giáo dục THCS giai đoạn (2000 - 2005).

- Đề án tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học ở Thành phố Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005.

- Đề án đào tạo trình độ trên chuẩn cho nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn (2000 - 2005).

- Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012.

- Thi hành các chính sách địa phương cho giáo dục như: chính sách thu hút, chính sách cho giáo viên mầm non ngoài công lập, chính sách cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi.

Kết quả phát triển giáo dục

Ngay từ năm 1997, chủ trương xã hội hóa giáo dục được phát triển ở các ngành học, cấp học với nhiều loại hình: quốc lập, dân lập, tư thục mà nét nổi bật là trong thành phố có một số cơ sở tư thục nuôi dạy trẻ hình thành và phát triển. Đến năm 2000, thành phố đã hoàn thành phổ cập THCS, hàng năm thu hút từ 90 – 96% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học THCS. Hai trường tiểu học Thanh Bình và Hải Tân đạt trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục được tăng cường, trên 90% số phường, xã có trường học cao tầng. Đội ngũ giáo viên được đào tạo, bổ sung.

Năm 2005; 100% xã phường đều đã phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% giáo viên tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trong đó có trên 30% đạt trên chuẩn; 30% giáo viên mầm non đạt chuẩn. Toàn thành phố có 53 trường học

61

các cấp, trong đó có 47 trường công lập (23 trường tiểu học, 20 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông); bán công có 25 trường (01 trường trung học phổ thông, 24 trường mẫu giáo), dân lập có 20 trường (06 trường trung học phổ thông, 14 trường mẫu giáo); 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Theo mục tiêu của Đề án “Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012”, trong giai đoạn 2008 – 2012 có 378 phòng học trên tổng số 1.004 số phòng trên địa bàn cả tỉnh được kiên cố hóa đối với tất cả các cấp học.

Đối với bậc mầm non, diện tích 1 phòng được quy định là 90m2

với quy mô trung bình là 25 học sinh/ lớp (đã bao gồm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi.)

Đối với bậc phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), diện tích phòng được quy định là 54m2

với quy mô trung bình ở bậc tiểu học 35 học sinh/ lớp; trung học cơ sở, trung học phổ thông 40/45 học sinh/ lớp. Mạng lưới các trường học được hình thành và phát triển. Cụ thể với từng bậc học như sau:

- Giáo dục mầm non: phát triển tương đối rộng với các loại hình: công lập, bán công, dân lập với 38 trường (trong đó có 24 trường bán công và 14 trường dân lập). Năm 2010, số lớp học của bậc này là 380 lớp; 812 giáo viên và 10.903 học sinh.

- Tiểu học: Năm 2010 có 25 trường (trong đó có 24 trường bán công, 01 trường dân lập) với 475 lớp học – 741 giáo viên – 15.408 học sinh.

- Trung học cơ sở: Năm 2010 có 20 trường (không có hệ bán công và dân lập) với 301 lớp học và 676 giáo viên – 10.369 học sinh.

- Trung học phổ thông: Năm 2010 có 09 trường (04 trường công lập, 01 trường bán công, 04 trường dân lập) với 189 lớp học, 432 giáo viên và 7.809 học sinh

- Giáo dục chuyên nghiệp: Toàn thành phố hiện có 05 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất các trường chuyên nghiệp đã đảm bảo cho công tác đào tạo.

62

- Số học sinh lớp 12 thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp ngày một tăng hơn trước. Nhiều trường có tỷ lệ học sinh đỗ vào Đại học, Cao đẳng cao đó là: THPT chuyên Nguyễn Trãi, THPT Hồng Quang…

- Số lượng học sinh đạt giải quốc gia mỗi năm một tăng. Chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia có sự tiến bộ rõ rệt. Trong năm học 2008 – 2010 đội tuyển của tỉnh gồm có 80 em dự thi…

- Các trung tâm như Tin học – Ngoại ngữ, Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật thực hành hướng nghiệp tiếp tục phát triển tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người dân được tham gia học tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhìn chung, chất lượng giáo dục toàn diện Hải Dương đã được toàn ngành quan tâm hơn trước. Các trường học đã cố gắng dạy đủ các môn học theo quy định của chương trình. Các môn ngoại ngữ, tin học được chú trọng trong chương trình dạy và học. Các mặt giáo dục dân số, vệ sinh môi trường, giáo dục thể chất, hoạt động công đoàn, đội đều dược duy trì và ngày càng phát triển. Phong trào đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, đẩy mạnh phong trào xây dựng “làng văn hóa”, “gia đình văn hóa”, “ông bà mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”…đã tạo môi trường giáo dục từ gia đình đến xã hội cho học sinh. Ở hầu khắp các khu dân cư, dòng họ, xã, phường, cơ quan đều thành lập các hội khuyến học.

Hội khuyến học thành phố tích cực thực hiện tổ chức trao phần thưởng, tặng quà cho các học sinh, giáo viên giỏi, học sinh nghèo vượt khó học giỏi… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đạt được những thành tựu đó phải kể đến nhiều nguyên nhân:

Một là, các cấp ủy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến xã, phường luôn luôn quan tâm, chỉ đạo ngày càng cụ thể, sâu sắc và hiệu quả hơn đối với ngành Giáo dục và Đào tạo.

Hai là, truyền thống hiếu học của nhân dân các địa phương trong tỉnh đã trở thành động lực dồi dào, thúc đẩy phát triển nền giáo dục nhân dân.

63

Ba là, kinh tế phát triển không ngừng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo ra các nguồn lực cơ bản đảm bảo Giáo dục và Đào tạo phát triển.

Bốn là, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và số đông học sinh, sinh viên đã có nhiều cố gắng lớn; đại bộ phận thầy cô giáo có tâm huyết gắn bó với nghề. Các cấp, các ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc phối hợp thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên nhằm động viên khuyến khích đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Tuy nhiên công tác giáo dục – đào tạo cũng bộc lộ những hạn chế bất cập: - Công tác quản lý còn bất cập trong cả định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Cơ chế chính sách còn nhiều mặt chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

- Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn còn hạn chế, vẫn coi việc dạy – học, giáo dục học sinh là nhiệm vụ của nhà trường nên chưa có sự kết hợp chặt chẽ từ 3 phía “Gia đình – Nhà trường- Xã hội”.

- Việc đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của chiến lược “Đưa giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhất là trong công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội khóa X. Nguồn vốn đầu tư cho tăng cường các cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các khoản chi cho các hoạt động khác trong nhà trường còn hạn chế.

Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ của học sinh còn yếu. Đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng.

Đặc biệt trong nhiều năm gần đây, cũng như xu thế chung của cả nước, mục tiêu giáo dục chạy theo thành tích nên chất lượng giáo dục nhiều khi đánh giá không chính xác, khách quan. Đào tạo chưa gắn với sử dụng gây lãng phí nguồn nhân lực, chưa thể đáp ứng được kịp thời yêu cầu CNH, HĐH trong giai đoạn tăng tốc này.

64

Để tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH những năm về sau, Đảng bộ và nhân dân Hải Dương cần tích cực nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của Giáo dục, coi Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của Nhân dân. Các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và cá nhân có trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo trên địa bàn Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung.

65

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 66)