Vấn đề sinh kế của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Vấn đề sinh kế của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Trong những năm qua, thực trạng lao động, việc làm của cư dân trên địa bàn Thành phố Hải Dương đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng CNH. Việc thu hồi đất đai để xây dựng khu công nghiệp ở Thành phố Hải Dương đã làm cho nhiều hộ nông dân hoàn toàn không còn đất canh tác ở khu vực thành thị và diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại ở vùng nông thôn.

77

Bảng 10: Diện tích đất năm 2010 phân theo loại đất ( hecta)

A Tổng số Trong đó Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng 1 2 3 4 TỔNG SỐ 7.175,84 2.419,69 736,55 19,60 THÀNH THỊ 3.761,80 643,41 3.109,52 8,87 Phường Cẩm Thượng 255,01 5,41 249,60 - Phường Bình Hàn 241,60 19,21 222,39 - Phường Ngọc Châu 316,01 99,50 216,51 - Phường Nhị Châu 318,25 115,38 202,87 -

Phường Quang Trung 86,09 - 86,09 -

Phường Nguyễn Trãi 57,77 - 57,77 -

Phường Phạm Ngũ Lão 73,21 - 73,21 -

Phường Trần Hưng Đạo 38,77 - 38,77 -

Phường Trần Phú 44,61 - 44,61 -

Phường Thanh Bình 276,66 9,82 266,84

Phường Tân Bình 270,79 4,73 266,06 -

Phường Lê Thanh Nghị 102,46 4,38 97,69 0,39

Phường Hải Tân 333,58 40,38 293,20 -

Phường Tứ Minh 715,84 58,44 657,40 -

Phường Việt Hòa 631,15 286,76 336,51 8,48

NÔNG THÔN 3.414,04 1.776,28 1.627,03 10,73 Xã Ái Quốc 819,29 433,96 385,33 - Xã An Châu 405,33 218,19 187,14 - Xã Thượng Đạt 264,91 128,23 128,67 8,01 Xã Nam Đồng 890,52 466,75 421,05 2,72 Xã Thạch Khôi 533,70 232,67 301,03 - Xã Tân Hưng 500,29 296,48 201,81 -

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2007), Danh mục các xã, phường, thị trấn, các khu dân cư tỉnh Hải Dương năm 2002.

78

Bảng số liệu cho thấy ở khu vực thành thị (15 phường) diện tích nông nghiệp còn lại là 643,41 trên tổng số 3.761,80 diện tích đất. Hơn 3.109,52 diên tích đất đã và đang thu hồi trở thành đất phi nông nghiệp. Số diện tích đất còn lại bị thu hẹp và manh mún, không thuận cho việc tưới tiêu nên không thể đưa vào canh tác. Ở vùng ven đô (phường Tứ Minh, phường Việt Hòa) gần 90% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đã làm cho cơ cấu lao động, việc làm của người dân Thành phố có sự chuyển đổi rõ rệt, chuyển từ lao động làm nông nghiệp là chính sang lao động công nghiệp, lao động thương mại, dịch vụ, lao động làm thuê, xe ôm…

Ở khu vực nông thôn, xã Ái Quốc được xem là địa bàn điển hình trong quá trình CNH. Ái Quốc nằm ở phía đông của huyện Nam Sách và nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 183 đi Quảng Ninh. Toàn xã có 2.235 hộ gia đình với 8.585 nhân khẩu. Diện tích tự nhiên của xã là 819,29 ha; trong đó đất canh tác nông nghiệp là 433,96 ha. Năm 2003 xã đã chuyển giao cho xây dựng khu công nghiệp 133,1 ha. Diện tích đất thu hồi xây dựng khu công nghiệp đã ảnh hưởng đến 2.200 (25,62%) nhân khẩu của xã. Cuộc khảo sát do Khoa Xã hội học – Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN thực hiện tháng 5/2007 cho thấy mức độ mất đất nông nghiệp do chính sách thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp vào năm 2003 trên địa bàn xã như sau:

Bảng 11: Tỷ lệ mất đất nông nghiệp của các hộ gia đình trên địa bàn xã Ái Quốc sau năm 2003 (%)

STT Mức độ mất đất Tỷ lệ % 1 Dưới 25% 15,4 2 Từ 25 đến 50% 24,1 3 Từ 51 đến 75% 14,9 4 Từ 71 đến 90% 14,3 5 100% 31,3

Nguồn: Hoàng Bá Thịnh (2007), Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay, trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN.

79

Bảng số liệu trên cho thấy, có gần 1/3 số hộ gia đình mất 100% đất canh tác, và cũng khoảng 1/4 số gia đình mất từ 25% đến 50%. Có thể nói, so với những xã khác trên địa bàn thành phố thì tỷ lệ và mức độ mất đất nông nghiệp ở xã Ái Quốc là cao nhất. Việc thu hẹp diện tích đất này cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp nghề nông ở xã Ái Quốc. Đa số hộ gia đình nông dân không còn ruộng và những lao động chính của các gia đình này phải tự tìm kiếm việc làm, hoặc thay đổi nghề để thích nghi với CNH nông thôn, tùy thuộc vào độ tuổi, điều kiện sức khỏe và năng lực cho của mỗi người. Nhìn chung, CNH mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho những người trẻ tuổi nhưng lại hạn chế đối với những người độ tuổi từ 30 trở lên.

Như vậy rõ ràng là các khu công nghiệp không tạo thêm được nhiều việc làm mới đủ sức thu hút lao động nông thôn bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp. Chỉ có 33% số người được hỏi nói rằng sau khi thu hồi đất gia đình có người được nhận vào làm công nhân ở xí nghiệp xây dựng trên những thửa ruộng của chính họ. Đây là lẽ tất yếu thúc đẩy mạnh mẽ luồng di cư từ nông thôn đến các đô thị, thị trấn tìm việc làm. Vào thời điểm khảo sát; 29,6% gia đình xã Ái Quốc có người đi làm ăn xa với hai lý do chủ yếu là có thêm thu nhập (47,7 %) và cơ hội có việc làm (37,2 %). Những lao động đi làm ăn xa, nơi đến của họ gồm có: trong huyện (24,4%), trong tỉnh (33,2%) và ngoài tỉnh (40,2%).

Bảng 12: Biến đổi nghề nghiệp ở xã Ái Quốc trƣớc và sau năm 2003 (%) Nghề nghiệp Trƣớc năm 2003 Sau năm 2003

Nông nghiệp 59,9 40,1

Tiểu thủ công nghiệp 1,7 2,1

Buôn bán 5,5 11,2 Cán bộ, viên chức 7,5 6,0 Doanh nhân 0,1 0,1 Công nhân 7,5 9,5 Lao động tự do 13,1 23,1 Nghề khác 10,3 15,3

Nguồn: Hoàng Bá Thịnh (2007), Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay, trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

80

Nhìn một cách tổng thể, quỹ đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn trên địa bàn Thành phố Hải Dương vẫn còn rất nhiều (1.776,28/ 3.414,04 tổng diện tích đất). Nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập không thể bỏ qua của phần lớn các hộ gia đình ở khu vực này. Bên cạnh đó, một số người dân cũng đã tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như trở thành công nhân trong các khu công nghiệp, làm nghề xe ôm, mở cửa hàng ăn uống, giải khát, các dịch vụ sửa chữa xe máy, làm nhà cho thuê, thậm chí là cả các dịch vụ chỉ có ở vùng đô thị như cắt tóc, gội đầu, karaoke… Dưới tác động của kinh tế công nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn có sự dịch chuyển từ nông thôn thuần nông sang nông thôn bán CNH. Tuy nhiên chưa có sự phân định ranh giới rõ ràng giữa các khu vực kinh tế và các nhóm lao động.

CNH, đô thị hóa cùng với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã có những tác động đáng kể đến ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cơ cấu lao động, việc làm của các hộ dân vùng chuyển đổi. Theo Hội Nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng các khu công nghiêp, khu đô thị và cơ sở hạ tầng, mỗi năm cả nước có gần 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm. Từ năm 2000 - 2009, thực hiện việc thu hồi đất đã có khoảng 2,92 triệu nông dân trên cả nước bị ảnh hưởng đến đời sống. Tại một vài địa phương, có tỉnh có từ 25 – 30% số lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Trong xu thế chung của cả nước, Thành phố Hải Dương cũng không nằm ngoài quy luật này.

Để tạo điều kiện cho lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định, trong giai đoạn trong giai đoạn 2001-2005, tỉnh Hải Dương đã có những chính sách thích hợp để giải quyết việc làm cho người lao động.:

- Quyết định số 557/QĐ-UB ngày 13-3-2002 phê duyệt Đề án cho vay vốn giải quyết việc làm.

- Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 7-7-2002 về việc “khuyến khích đầu tư các khu công nghiệp”, trong đó có hỗ trợ kinh phí đối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và đào tạo nghề tại doanh nghiệp.

81

- Quyết định số 3582/2002/QĐ-UB ngày 26-8-2002 về việc “Hỗ trợ 50% kinh phí cho người lao động học tập giáo dục định hướng để tham gia xuất khẩu lao động”.

- Quyết định số 1473/2002/QĐ-UB ngày 8-4-2002 về “Quản lý và sử dụng quỹ khuyến công”.

- Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 3-4-2003 về việc ban hành quy định “Ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề trong địa bàn tỉnh”, trong đó khuyến khích doanh nghiệp và làng nghề thu hút nhiều lao động.

- Quyết định số 1414/2005/QĐ-UB ngày 30-3-2005 phê duyệt đề án “Dạy nghề cho nông dân”.

Dưới những tác động của những chính sách đó, giai đoạn 2001 – 2005, thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, toàn thành phố đã giải quyết được việc làm mới cho 12.856 lao động, trung bình mỗi năm khoảng 2.570 lao động. Trong đó, số lao động thu hút vào khu vực nông nghiệp là 163 lao động (chiếm 1,3%), công nghiệp – xây dựng là 8.247 lao động (chiếm 64,1% tổng lao động có việc làm mới) và khu vực dịch vụ đạt 3.124 lao động (chiếm 24,3%) và 1.322 người đi xuất khẩu lao động (chiếm 10,3%).

Có thể nói, nhu cầu tìm kiếm việc làm để tồn tại trong điều kiện môi trường sống thay đổi đã trở thành vấn đề chiến lược sống của người dân trong vùng chuyển đổi. Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn phường Tứ Minh (ven đô Thành phố Hải Dương) là địa bàn điển hình cho vấn đề đô thị hóa và việc làm của người dân nơi đây.

Phường Tứ Minh dưới tác động của quá trình đô thị hóa

Địa bàn điền dã của nghiên cứu này là phường Tứ Minh cách trung tâm Thành phố Hải Dương 4 km. Phía Tây giáp với thị trấn Lai Cách của huyện Cẩm Giàng. Phía Nam giáp với xã Liên Hồng của huyện Gia Lộc. Ngày 19/ 32008, theo Nghị định số 30 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, xã Tứ Minh đã chính thức trở thành phường Tứ Minh thuộc Thành phố Hải Dương. Phường Tứ Minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 715,84 ha; 11 khu dân cư có 3.084 hộ với

82

11.090 nhân khẩu. Trên địa bàn phường hiện nay có 05 khu đô thị mới; nhiều cơ quan; doanh nghiệp; trường học (Trường Đại học Thành Đông) đóng trên địa bàn. Đặc biệt phường Tứ Minh có khu công nghiệp Đại An là khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Hải Dương. Tại khu công nghiệp có 35 doanh nghiệp đang hoạt động. Quá trình thu hồi diện tích lớn đất nông nghiệp để phục vụ các mục đích CNH và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ từ cuối năm 2002.

Vào năm 1997, Tứ Minh vẫn là một xã thuần nông với 616,8 hécta đất nông nghiệp, trong đó có 1.184 hộ gia đình nông nghiệp. Nếu tính bình quân, mỗi hộ có 0,144 ha (1.440m2) đất nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm năm 2010, trên 3/4 diện tích đất nông nghiệp của Tứ Minh đã bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, khu buôn bán, văn phòng, bến xe và các cơ sở hạ tầng khác. Vào cuối năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của phường chỉ còn 58,44 ha trong tổng quỹ đất là 715,84 ha. Dự tính, số diện tích còn lại này cũng sẽ bị thu hồi trong thời gian tiếp theo. Với khoảng 657,40 ha diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành các loại đất phi nông nghiệp, các hộ gia đình nông dân trong phường phải từ bỏ hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống của mình.

Trong những năm 1990, đối với hầu hết các hộ gia đình ở phường Tứ Minh, sản xuất nông nghiệp đem lại cho họ nguồn thu nhập chính. Bên cạnh đó họ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như: buôn bán nhỏ, làm nghề xây dựng và các dịch vụ khác để bổ sung thêm nguồn thu nhập. Sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hầu hết số lao động nông nghiệp trên đia bàn phường không có đất để sản xuất nông nghiệp. Vào đầu năm 2010, Tứ Minh chỉ còn 58,44 ha đất nông nghiệp nhưng hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở vùng này đã hoàn toàn bị phá hủy bởi các công trình xây dựng các cụm - khu công nghiệp, khu đô thị…Thực tế này đã làm cho người dân không thể canh tác cây trồng và hoa màu như trước kia. Ở một số thửa ruộng có nguồn nước tự nhiên hoặc do diện tích vườn còn rộng người dân Tứ Minh chuyển sang trồng các loại rau ăn theo mùa như: rau muống, rau cải, một phần để đáp ứng cho nhu cầu ăn uống hàng ngày, mặt khác đem bán ở thị trường địa

83

phương với mức thu nhập khoảng từ 30.000 đến 45.000 đồng mỗi ngày. Những người tham gia vào hoạt động sản xuất này phần lớn là phụ nữ ở tuổi trung niên. Đối với những diện tích đất bị ngập sâu, thường bị bỏ hoang chờ thu hồi.

Là một địa bàn chiến lược của tỉnh Hải Dương nói chung và Thành phố Hải Dương nói riêng đang trên đà đô thị hóa, sự xuất hiện của hệ thống các khu công nghiệp và khu đô thị cũng như những thay đổi về quy hoạch giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị đã rút ngắn khoảng cách giữa văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp trên địa bàn phường. Điều này đã tạo ra hấp lực mạnh mẽ thu hút dân cư từ các địa phương và các vùng lân cận đổ về tìm kiếm việc làm. Tận dụng cơ hội này, cư dân trên địa bàn phường đã tìm ra cho mình nguồn sinh kế mới. Những gia đình có diện tích đất ở rộng bắt đầu đầu tư vốn để xây dựng các khu nhà trọ gồm nhiều phòng nhỏ với những tiện nghi rất hạn chế để cho thuê. Phần lớn, những người đến thuê trọ là lao động di cư từ các huyện trong địa bàn tỉnh như: Kinh Môn, Thanh Hà, Thanh Miện, Kim Thành và các vùng lân cận như: Hưng yên, Thái Bình, Hà Nam…Chỉ có một số lượng nhỏ hộ gia đình đầu tư xây dãy nhà hai tầng gồm nhiều phòng có chất lượng cao hơn. Tính đến thời điểm này có khoảng 25 – 30% hộ gia đình trong phường cho thuê nhà trọ, tập trung chủ yếu ở ba khu dân cư là Cẩm Khê, Tứ Thông, Thượng Đạt. Trong tổng số những hộ làm nhà cho thuê, tính trung bình mỗi hộ có khoảng từ 5- 8 phòng trọ. Một vài chục hộ gia đình có diện tích đất ở rộng hơn xây dựng khoảng 10- 15 phòng trọ. Tuy nhiên, trên địa bàn phường chỉ có khoảng 20% số hộ gia đình chuyển sang nguồn sinh kế này. Thường xuyên có khoảng 2.500 đến 3.000 nhân khẩu đăng kí tạm trú hàng năm. Trung bình một căn phòng trong dãy nhà trọ rộng khoảng 10 -12m2. Vào cuối năm 2007, giá thuê nhà trung bình dao động trong khoảng 300.000 đến 400.000 đồng/một phòng/một tháng. Từ năm 2009, do giá cả lạm phát nên giá phòng trọ cũng tăng lên khoảng 500.000 đến 600.000 đồng/phòng/tháng.

Hiện nay, nguồn thu nhập từ cho thuê nhà trọ được coi là nguồn thu nhập “quan trọng” và “ổn định” nhất của nhiều hộ gia đình trên địa bàn phường. Thực tế cho thấy khi bị mất đi tư liệu sản xuất chính của mình, tâm lý của người nông

84

dân cũng thay đổi . Thay vì đeo bám nghề nông truyền thống với lòng tự hào “nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, trong công cuộc mưu sinh, họ nghĩ đến việc làm giàu với tư tưởng “phi thương bất phú”. Năm 2010, Ủy ban Nhân dân phường Tứ Minh đã xây dựng Đề án: “Chuyển đổi cơ cấu

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 83)