Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Song sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo đã và đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. Quan niệm về sự phân hóa giàu nghèo có thể được hiểu như sau:

Phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau, là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống.

Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hải Dương cho thấy trong những thập niên 1990, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chỉ có thể đưa lại mức phát triển “khiêm tốn” cho nền kinh tế Thành phố Hải Dương nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Đời sống dân cư không thể thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Từ năm 1997, trước sự cởi mở của cơ chế mới cùng với quyết sách đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương theo hướng CNH với sự xuất hiện của các cụm – khu – điểm công nghiệp, đã tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng chục vạn người dân, thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố Hải Dương tăng cao. Sự phân hóa giàu nghèo thể hiện sâu sắc trên nhiều phương diện khác nhau.

Sự phân hóa về nghề nghiệp

Những nhóm xã hội nhanh nhạy nắm bắt được thời cơ và vận hội, tranh thủ được những lợi thế mới do khả năng của thị trường đem lại, biết thích ứng

72

và nắm bắt được nhu cầu thị trường đã vươn lên chiếm vị trí kinh tế và tạo thêm nhiều nguồn thu nhập mới. Quá trình đó dẫn đến việc hình thành những tầng lớp xã hội mới mà trước đây xã hội truyền thống chưa có hoặc không được coi trọng. Đó là những cá nhân, những hộ gia đình vượt trội lên trong làm ăn kinh tế, biết kịp thời mở ra những ngành nghề mới như làm nhà cho thuê, buôn bán, mở dịch vụ ăn uống…và trở thành nhóm giàu có trong xã hội.

Một tầng lớp vốn là nông dân không mất ruộng đất, ít năng động, đầu óc bảo thủ với nghề nông vẫn duy trì cuộc sống thuần nông, ăn chắc mặc bền và sống bằng thu nhập thuần túy từ trồng trọt.

Một bộ phận dân cư mất hết đất do quy hoạch khu công nghiệp, không còn tư liệu sản xuất, nhưng do nhiều nguyên nhân như không nắm bắt được vận hội mới, không năng động, không có những nguồn lực cần thiết để có thể vươn lên nên trở thành tầng lớp thất nghiệp và nghèo khó trong xã hội.

Tại một số phường, xã ở ven các khu công nghiệp mới cho thấy sau khi được hưởng tiền đền bù đất ruộng, rất nhiều hộ gia đình do có thổ cư rộng rãi đã mạnh dạn chớp thời cơ xây nhà trọ, mở cửa hàng dịch vụ và hiện nay đều trở thành những hộ có kinh tế khá giả. Ngược lại, một số nhóm hộ có được một số tiền đền bù từ đất ruộng, thay vì đầu tư cho việc học nghề của con cái hoặc tìm kế sinh nhai mới thì lại dùng số tiền đó vào việc mua sắm đồ đạc, xây dựng nhà cửa…và trở thành lớp người nghèo khó.

Như vậy, đô thị hóa đã thu hẹp hoạt động nông nghiệp và dẫn tới sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề trong xã hội.

Mức thu nhập

Sự tăng trưởng kinh tế hàng năm khá nhanh của thành phố những năm qua đã tác động trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nhân dân. Cơ cấu thu nhập thay đổi theo chiều hướng tích cực làm xuất hiện các nhóm thu nhập khác nhau. Dựa trên mức thu nhập và qua thực trạng sở hữu các nguồn tài sản như: nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn và thông tin liên lạc…để phân loại nhóm. Nhóm 1 có thu nhập thấp nhất, là nhóm nghèo nhất trong xã hội. Nhóm 5 là nhóm giàu có nhất trong xã hội.

73

Bảng 9: Thu nhập của các nhóm dân cƣ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng 2002 - 2006 (nghìn đồng) Năm 2002 2004 2006 2008 2010 Thu nhập bình quân 316,6 504,5 680,7 1.269 1.515 Nhóm 1 119,6 181,7 238,1 416,6 520,7 Nhóm 2 186,1 311,4 417,5 765,4 935,2 Nhóm 3 256,2 451,4 558,1 982,3 1.326,1 Nhóm 4 355,5 558,5 763,7 1.512,1 1.890,3 Nhóm 5 665,6 1.019,7 1.426,3 2.638,8 2.902,5 Chênh lệch Nhóm 5/nhóm 1(lần) 5,5 lần 5,6 lần 5,9 lần 6,3 lần 5,6 lần

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2009), Mức sống dân cư tỉnh Hải Dương giai đoạn 2002 – 2006.

Từ năm 2002 đến năm 2010, thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn tăng đáng kể. Nguyên nhân là do nhà nước đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu của khu vực hành chính, sự nghiệp và của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Các nhà máy, các khu công nghiệp mọc lên thu hút một lượng lớn lao động vào làm công, ăn lương, nguồn thu từ tiền lương, tiền công tăng lên. Giá nông sản, thủy sản như: thóc, thịt lợn hơi, tôm cá đều tăng so với các thời kỳ trước nên cơ cấu nguồn thu của người dân có sự gia tăng qua các năm. Năm 2002, thu nhập bình quân đầu người là 316.6 nghìn đồng thì năm 2010 tăng lên 1.515 nghìn đồng. Tính trung bình, mức thu nhập của dân cư nhóm 5 cao gấp 5,8 lần so với nhóm 1.

Nguồn thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi tiêu và cơ số tích lũy của người dân. Mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/tháng năm 2010 là 1.233 nghìn đồng và chủ yếu là chi tiêu cho các nhu cầu: ăn uống, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục…Riêng các hộ gia đình nhóm 5 chi tiêu cho các nhu cầu ngoài ăn uống cao hơn hẳn các nhóm còn lại:

74

+ Mua sắm thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 3,9 lần. + Y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 1,7 lần.

+ Đi lại gấp 5 lần…….

Sự chênh lệch về thu nhập và mức chi tiêu của các hộ gia đình dẫn đến tích lũy của các hộ gia đình khác nhau và là nguyên nhân đưa đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Năm 2010, tích lũy bình quân theo đầu người/ tháng của các hộ gia đình là 320 nghìn đồng/ tháng (chiếm 19% thu nhập bình quân). Như vậy, bình quân năm 2010 một người trong hộ gia đình tích lũy được 3.844 nghìn đồng, so với năm 2002 gấp 6,3 lần. Năm 2009, thu nhập bình quân đầu người/ tháng là 1.329 nghìn đồng, mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng là 1.096 nghìn đồng, còn lại phần tích lũy bình quân theo đầu người/ tháng của các hộ gia đình là 233 nghìn đồng (chiếm 17,5% thu nhập bình quân). Các hộ ở nhóm 5 tích lũy bình quân 1 người 1 năm là 11.520 nghìn đồng gấp 7 lần so với năm 2002, còn hộ gia đình ở nhóm 1 bình quân 1 năm một người phải vay mượn 2.772 nghìn đồng bù cho chi tiêu…. Cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,93%. Năm 2010 là 10,8%.

Mức sống được cải thiện

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tại Thành phố Hải Dương số hộ có nhà ở kiên cố chiếm 92% (năm 1997 là 35%); số hộ có nhà ở bán kiên cố là 8% (năm 1997 là 58%), không còn nhà ở tạm (năm 1997 là 7%). Như vậy, trong 10 năm nhà ở của dân cư trên địa bàn thành phố đã được đầu tư xây dựng với nhịp độ khá nhanh, nhất là đầu tư xây dựng nhà ở kiên cố.

Ở phường Tứ Minh, về không gian ở, số hộ có nhà xây kiên cố chiếm tới 51,6%; hộ có nhà bán kiên cố chiếm 48,3%. Các phương tiện thông tin liên lạc, công nghệ hiện đại cũng được sử dụng phổ biến trong các gia đình, 100% số hộ sử dụng nước máy và sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là các tiêu chí quan trọng cho thấy ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đang làm biến đổi dần dần đời sống dân cư ở một địa bàn: từ xã thành phường.

Ở xã Ái Quốc thuộc huyện Nam Sách, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm qua đã tạo nên những biến đổi mạnh mẽ và có tác động

75

tích cực đến đời sống của người dân trong xã. Sự tăng lên về mức sống là điều dễ nhận thấy. Cuộc khảo sát vào tháng 5/2007 do Khoa xã hội học - ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN thực hiện cho thấy trong số những người được phỏng vấn (cả cán bộ và người dân) có 43,7% số người được hỏi cho rằng mức sống tăng lên, chỉ có 12,0% nói mức sống giảm đi và 44,2% nói rằng mức sống của họ không thay đổi. Quá trình kiên cố hóa nhà ở diễn ra nhanh, đặc biệt là xu hướng “bê tông hóa nhà cửa” với gần 74% gia đình có nhà kiên cố (mái bằng, nhà tầng); 26,5% nhà mái ngói và hầu như không còn nhà tranh tường gạch.

Phương tiện sinh hoạt của hộ sử dụng tại thời điểm khảo sát ngày 1/4/2009 cho thấy: số hộ sử dụng điện sinh hoạt 99,9%; nước ăn hợp vệ sinh 99,2%. Những tiện nghi, đồ dùng trong gia đình được xem như một tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, cho dù chỉ báo này không đúng với mọi trường hợp4 .Vào thời điểm khảo sát (5/ 2007), ở xã Ái Quốc có đến 87,6% gia đình có TV; 71,0% gia đình có xe máy. Sự thay đổi đáng kể về đồ dùng sinh hoạt gia đình liên quan đến những phương tiện sinh hoạt hiện đại, như số gia đình sử dụng bếp gas đã tăng lên gấp 2 lần hay số gia đình có điện thoại di động và điện thoại bàn cũng tăng gấp đôi và điều ngạc nhiên là ở một làng quê cách Hà nội khoảng 50km, cứ 10 gia đình thì có 1 gia đình có Computer. Những thông số này cho thấy các phương tiện công nghệ thông tin đã dần trở nên quen thuộc với gia đình nông dân, khoảng cách giữa đô thị và nông thôn về tiện nghi trong đời sống gia đình có sự thu hẹp đáng kể.

Có thể nói, phân hóa giàu nghèo là hệ quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Vì mục tiêu lâu dài của chủ nghĩa xã hội cũng như mục tiêu của công cuộc Đổi mới, định hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, tăng trưởng kinh tế, khuyến khích làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo. Phân hóa giàu nghèo đã đưa đến những tác động tích cực đối với nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay: một mặt nó đã góp phần

4Hoàng Bá Thịnh (2007), Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay,

76

khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển vượt lên; mặt khác đã kích thích sự sáng tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt qua đó sàng lọc và tuyển chọn những thành viên vượt trội, tạo động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa phương.

Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo góp phần tạo sự đa dạng trong các hình mẫu, lối sống. Sự phát triển của lối sống tiêu dùng xa hoa, lãng phí trong bộ phận dân cư khá giả có ảnh hưởng xấu đến các nhóm dân cư khác. Đặc biệt một số bộ phận gia đình mới phất lên (nhờ gặp may hoặc do kế thừa tài sản) sử dụng tiền theo lối sống buông thả, bất chấp các chuẩn mực của chính trị, đạo đức hoặc không quan tâm đến con cái để chúng hư hỏng, xa đọa, đồi trụy mà không biết. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các tệ nạn xã hội và tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phân hóa giàu nghèo trên thực tế làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng xã hội. Sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn. Bên cạnh nhóm người làm giàu hợp pháp đã bùng nổ tình trạng làm giàu bất hợp pháp (buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng). Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị - xã hội và không tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tóm lại, phân hóa giàu nghèo cho dù là hợp thức hay không hợp thức (hợp pháp hay không hợp pháp) đã và đang diễn ra ở nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế tư nhân phát triển nhanh, nếu không sớm phát hiện và nhận thức đầy đủ để có giải pháp khắc phục những tiêu cực phát sinh thì sẽ không thể đạt được sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)