Những thay đổi về không gian đô thị

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.Những thay đổi về không gian đô thị

Quá trình mở rộng đô thị Hải Dương gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thành phố Hải Dương qua các thời kỳ lịch sử. Tháng 1/1997, Thành phố Hải Dương nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung được xác lập thành một đơn

29

vị hành chính độc lập của cả nước. Việc thành lập Thành phố Hải Dương với những tiêu chí chặt chẽ đã công nhận về cơ bản công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Năm 1997, thành phố đã hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các phường, xã, khu dân cư. Cuộc vận động chỉnh trang đô thị được triển khai sâu rộng. Với phương châm “Nhà nước, nhân dân và các đơn vị cơ quan cùng làm”, thành phố đã huy động được trên 6 tỷ đồng để tiến hành cải tạo một số công trình giao thông đô thị, thi công cửa ô phía Tây, lắp đặt và cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng... góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2010, Thành phố Hải Dương đã 3 lần có sự điều chỉnh về địa giới hành chính. Diện tích, quy mô dân số và chất lượng đô thị Hải Dương vì thế có sự thay đổi rõ rệt.

- Ngày 23/7/1997, theo quyết định số 293/BXD – KTQH, Thành phố Hải Dương lúc này là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Hải Dương. Theo đó, diện tích của thành phố là 36,268 km2 với tổng dân số là 143.895 người.

- Ngày 19/3/2008, sau Nghị định số 30/NĐ – CP của chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính của Thành phố Hải Dương đến các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng; diện tích toàn thành phố là 71,66 km2

với tổng số dân là 211.215 người.

- Ngày 23/9/2009, chính phủ ban hành Nghị quyết số 147/NQ – CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường. Diện tích và quy mô dân số thành phố không thay đổi so với năm 2008. Song theo quyết định số 616/QĐ – TTg, Thành phố Hải Dương chính thức được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hải Dương.

Hiện nay, sự biến đổi về không gian đô thị địa bàn Thành phố Hải Dương chịu sự tác động của hai loại tác nhân. Một là tác động từ các nhân tố bên trong như: sự gia tăng mạnh mẽ của dân số, sự mở rộng quy mô kinh doanh của các hộ dân, sự mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị…Hai là do ảnh hưởng trực tiếp của quá trình CNH, đô thị hóa trên địa bàn Thành phố Hải Dương thông qua

30

những chính sách về đất đai, kinh tế và những thay đổi về mặt quản lý, hành chính, quy hoạch đô thị của các cấp chính quyền.

Các dự án quy hoạch vốn tư nhân được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng đô thị. Các công trình xây dựng nhà ở tư nhân hợp thức đã phát triển nhanh chóng kể từ sau khi Luật đất đai ra đời năm 2003. Nhìn chung, các dự án này đều có quy mô lớn, những khu dân cư mới được xây dựng trên những khu đất vốn trước đây là đất nông nghiệp ở ngoại thành thành phố. Các dự án này đều là những dự án tổng hợp bao gồm các công trình nhà ở, dịch vụ công cộng và tư nhân cùng với mạng lưới phát triển đồng bộ cả về hệ thống cơ sở hạ tầng.

Song song với quá trình CNH, công tác quy hoạch đô thị cũng được tiến hành cho phù hợp với điều kiện phát triển mới. Tất cả các dự án đầu tư thuộc khu vực đô thị nói chung đều tuân theo Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ra ngày 26/11/2003 và chịu sự giám sát của Bộ Xây dựng. Trong giai đoạn 1997 – 2010, nhiều khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hải Dương đã được hình thành như:

- Khu đô thị mới phía Đông: nằm trên đường Thanh Niên kéo dài, gồm hai khu chính:

+ Khu bắc cầu Cong được khởi công xây dựng vào ngày 15/10/2002 do Công ty thương mại đầu tư Nam Cường làm chủ đầu tư. Với một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại khu đô thị này nằm cận kề với khu hành chính của tỉnh, khu văn hóa, thể thao, giải trí của thành phố. Đây là địa điểm hội tụ của một khu dân cư hiện đại, tiện lợi và đảm bảo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

+ Khu đô thị phía nam Cầu Cong do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Hải đầu tư. Các khu dân cư được quy hoạch tương tự như khu phía Bắc. Bên cạnh khu dân cư là khu vui chơi giải trí- thể thao, trung tâm là hồ Trái Bầu.

- Khu đô thị mới phía Tây: nằm ở cửa ngõ của Thành phố Hải Dương có

tổng diện tích là 490 ha được khởi công xây dựng ngày 21/9/2003; bao gồm khu trung tâm thương mại phố chợ Hội Đô rộng 10,5 ha; Quảng trường 30 – 10 rộng 7,5 ha, khách sạn Nacimex 25 tầng, khu sinh thái Đảo Ngọc. Đây là khu đô thị hội tụ đầy đủ chức năng thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa, giải trí.

31

- Khu đô thị Bắc đường Thanh Niên: nằm ở cuối đường Thanh Niên với tổng diện tích là 13,29 ha. Ngoài chức năng chính là khu ở còn có các công trình khác như: khu văn hóa thể thao, khu vực nhà hàng, siêu thị, khu vực công viên xanh, một số cơ quan nhà nước như Ban quản lý các khu công nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Song song với quá trình mở rộng không gian đô thị, Thành phố Hải Dương coi công tác quy hoạch và quản lý đô thị là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa rất quan trọng. Vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, công tác quy hoạch và phát triển đô thị Hải Dương được tiến hành trên cơ sở hàng loạt các “sơ đồ quy hoạch tổng thể” với những tỷ lệ khác nhau. Hiện tại, thành phố đã triển khai quy hoạch chi tiết các phường, xã và một số khu vực trọng điểm, xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các phường, xã và toàn thành phố. Công tác đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị được tập trung chỉ đạo thực hiện. Đồng thời với công tác quản lý xây dựng, công tác đảm bảo trật tự đô thị cũng được thành phố quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp giữa các cấp. Để đảm bảo môi trường đô thị lành mạnh, trong tương lai, thành phố sẽ thực hiện công tác di chuyển các nhà máy gây ô nhiễm môi trường, không phát huy hiệu quả bao gồm các xí nghiệp dệt thảm len, các xí nghiệp chế biến gỗ, cơ khí sửa chữa vào các khu công nghiệp.

Có thể nói chính sách thu hồi đất nông nghiệp thành đất ở, đất sản xuất và kinh doanh dịch vụ đã làm thay đổi cảnh quan môi trường sống từ nông thôn sang đô thị. Với mật độ dân số cao, quỹ đất hạn hẹp, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hải Dương đã có các chính sách cụ thể trong việc bố trí không gian cư trú của các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hải Dương.

Đối với các khu ở mật độ cao: khống chế mật độ xây dựng dưới 40%. Tăng diện tích không gian cây xanh, sân bãi thể dục thể thao. Cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho phù hợp với quy mô dân số trong khu vực.

- Đối với khu dân cư hiện trạng mật độ xây dựng thấp: tiến hành khảo sát cụ thể từng khu vực, đánh giá các khu đất trống để có phương án xây xen các dự

32

án nhà ở, công trình dịch vụ thương mại cho phù hợp đảm bảo tính đồng bộ kết nối với mạng lưới kỹ thuật các khu ở hiện có, đồng thời cải tạo toàn bộ hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật. Mật độ xây dựng khống chế trong khu vực này là 30%.

- Khu dân cư xây dựng mới: phát triển các khu đô thị mới chủ yếu tập trung ở vùng ven đô với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tránh việc tập trung mật độ cao vào vùng nội thành hiện nay, đồng thời giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp ven đô. Mật độ xây dựng tại các khu đô thị mới không vượt quá 30%, tăng cường mật độ cây xanh đảm bảo môi trường sinh thái vùng ven.

- Làng xóm đô thị ven đô: tiến hành nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật các làng xóm ven đô đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của thành phố. Xây dựng mô hình nhà vườn với việc đưa công nghệ trồng hoa, rau quả sạch chất lượng cao phục vụ cho đô thị, nâng cao đời sống nhân dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời cũng phải tôn trọng các giá trị truyền thống của làng xã và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, văn minh của đô thị vào đời sống cộng đồng làng xã trong quá trình đô thị hóa.

Có thể nói, qua gần 15 năm tái lập, quá trình đô thị hóa nhanh ở Thành phố Hải Dương là một quá trình tất yếu của của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đi kèm với quá trình này là sự thay đổi mạnh mẽ từ cảnh quan môi trường sống nông thôn sang môi trường sống đô thị. Cho đến thời điểm này, trên địa bàn Thành phố Hải Dương một hệ thống đô thị có chất lượng mới đã hình thành để đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

33

2.3. Những biến đổi về kinh tế của Thành phố Hải Dƣơng từ năm 1997 - 2010

2.3.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế, “vốn” được đánh giá là yếu tố quyết định hàng đầu.

Theo sự tính toán và dựa trên sự so sánh về nguồn vốn đầu tư của thành phố và các thị xã khác trong vùng, nguồn vốn đầu tư cho Thành phố Hải Dương giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 5.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 24,3% nguồn vốn đầu tư cho toàn tỉnh Hải Dương trong thời kỳ này. Dự kiến thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 1,1 tỷ là USD. Với mục đích “tập trung tối đa nguồn vốn”, chính quyền thành phố đã thực hiện mọi biện pháp nhằm nuôi dưỡng và khai thác có hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn. Đồng thời tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các thành phần kinh tế và nhân dân, chú trọng khai thác nguồn vốn đầu tư từ quỹ đất, các nguồn tín dụng, dự án ODA, FDI…Cơ cấu đầu tư vốn được chuyển đổi theo hướng đầu tư có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm vào các khâu: khoa học, công nghệ; các ngành kinh tế mũi nhọn (cơ khí chế tạo, điện tử) và phát triển kết cấu hạ tầng. Giai đoạn 2006 – 2010 tổng số vốn đầu tư lên tới 744 triệu USD. Chính sách về “huy động và sử dụng cơ cấu vốn đầu tư” một cách có hiệu quả của chính quyền Thành phố Hải Dương trong những năm vừa qua đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Năm 1997 là mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của địa phương. Trong bối cảnh mới, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hải Dương từng bước nghiên cứu, triển khai và cụ thể hóa nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội:

- Khai thác triệt để các nguồn nội lực của địa phương làm tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.

- Thực hiện chính sách “mở cửa” để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh việc đổi mới các doanh nghiệp nhà nước.

34

- Tiếp tục phát triển các làng nghề và khuyến khích sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Với sự nỗ lực không ngừng, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hải Dương đã thực hiện thành công nhiều Đề án tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Năm 1997, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản; công nghiệp -xây dựng; thương mại - dịch vụ tương ứng là 8% - 42% - 50%; năm 2000: 4,6% - 37,9% - 57,5%; năm 2005: 2,6% - 51% - 46,4%; năm 2010: 3% - 43% - 54,0% .

Biểu 1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (%)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2010): Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Trong giai đoạn 2000 – 2005, nền kinh tế của Thành phố Hải Dương đã có mức tăng trưởng đáng kể. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) giai đoạn này tăng 14,47%/ năm. Với phương hướng chú trọng phát triển công nghiệp - xây dựng nên tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng với tốc độ

35

cao từ 37,9% năm 2000 lên 51,0% năm 2005; tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm, tuy nhiên vẫn chiếm gần 46%. Tỷ trọng nông, thủy sản trong GDP giảm từ 4,6% năm 2000 xuống còn 2,6% năm 2005

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế Thành phố Hải Dƣơng giai đoạn 2000 – 2005 Chỉ tiêu 2000 2003 2005 Tỷ lệ chuyển dịch (2005 so với 2002) (%) 1. GDP (giá hiện hành, tỷ đồng) 1.137,1 1.796,6 2.252,8 +98,1

- Nông, ngư nghiệp 52,0 72,2 46,2 -11.2

- Công nghiệp, xây dựng 431,3 883,1 1.156,1 +168

- Dịch vụ 657,3 841,1 1.050,5 +59,8

2. Cơ cấu GDP, % 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, ngư nghiệp 4,6 4,0 2,6 -2,0

- Công nghiệp, xây dựng 37,9 49,2 51,0 13,1

- Dịch vụ 57,5 46,8 46,4 -11,1

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương(2005), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2001 – 2005).

Trong khi dân số Thành phố Hải Dương chỉ chiếm 8,4% dân số và 2,2% diện tích của tỉnh Hải Dương nhưng thành phố đã tạo ra 16,5% GDP của tỉnh. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hải Dương chiếm tới gần 61,5% lượng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt gần 466,3 USD; gấp 1,2 lần so với cả nước và gấp 7,3 lần so với trung bình chung của tỉnh Hải Dương..

36

Bảng 2: Một số chỉ tiêu của Thành phố Hải Dƣơng với tỉnh Hải Dƣơng năm 2005 Chỉ tiêu Đơn vị Thành phố Tỉnh So với tỉnh 1. Diện tích tự nhiên Km2 36,2 1.651,8 2,2%

2. Dân số trung bình Nghìn người 143,7 1.771,5 8,4% 3. Mật độ dân số Người/km2

3.982,9 1.036,1 3,83 lần 4. Tồng SP nội địa-

GDP(giá hiện hành) Tỷ đồng 2.252,8 13.665,0 16,5%

5. GDP/người USD 986,3 502,1 2,0 lần

6. Giá trị sản xuất công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp (giá 1994) Tỷ đồng 1.337,0 11.644 11,5% 7. Thu ngân sách từ kinh

tế địa phương trên địa bàn Tỷ đồng 198,2 675,3 29,3% 8. Kim ngạch xuất khẩu

trên địa bàn Triệu USD 67,0 111,2 60,2%

9. Độ mở (XK/GDP) % 47,3 12,7 3,7 lần

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2005 ), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2001 – 2005).

Giai đoạn 2005 – 2010, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế dịch chuyển từ 13- 15%/ năm. Sự phát triển nhanh của các thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh tế tư nhân đã tạo ra diện mạo kinh tế mới cho địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng,

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 35)