Sự xuất hiện của các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp

Nằm trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, với địa hình bằng phẳng có hệ thống giao thông thuận lợi, Thành phố Hải Dương được xem là địa điểm lý tưởng cho việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung và dịch vụ quy mô lớn.

Tổng diện tích đất công nghiệp toàn thành phố là 496,2 ha, trong đó đất công nghiệp nội thị là 396,2 ha. Hệ thống khu công nghiệp tập trung ở khu trung tâm, khu phía Tây (dọc quốc lộ 5) và phía Nam, ở các phường Bình Hàn, Cẩm Thượng, Tứ Minh và Việt Hòa. Nếu trong giai đoạn trước năm 2000, công nghiệp Thành phố Hải Dương phân bố khá phân tán thì từ năm 2000 tới nay, xu hướng tập trung sản xuất vào các khu/ cụm công nghiệp đã hình thành khá rõ:

- Khu công nghiệp Đại An : có quy mô 170 ha được xây dựng từ năm 2003. Dự kiến khu công nghiệp này sẽ tiếp tục mở rộng thêm 300 ha về phía huyện Cẩm Giàng. Nằm ở vị trí phía Nam quốc lộ 5, thuộc phường Tứ Minh và thị trấn Lai Cách, khu công nghiệp này tập trung sản xuất các mặt hàng công nghiệp, công nghệ cao (điện tử) và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, may mặc… Hiện đã có 14 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp này với tổng số vốn đầu tư là khoảng 85 triệu USD.

- Khu công nghiệp Việt Hòa và cảng nội địa: có quy mô 270,0 ha, nằm ở vị trí phía Tây thành phố, phía Bắc quốc lộ 5. Sản phẩm kinh doanh bao gồm các mặt hàng công nghiệp sạch, công nghệ cao không gây ô nhiễm, bao gồm các ngành cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh, lắp ráp ô tô, xe máy và cảng hàng hóa nội địa.

38

- Cụm công nghiệp Cẩm Thượng: có quy mô 50 ha. Nằm ở vị trí phía Tây Bắc thành phố, cụm công nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm công nghiệp chế tạo bơm, cơ khí, đái mài, may mặc, thủ công mỹ nghệ.

- Khu công nghiệp Nam Sách và cụm công nghiệp Nam Đồng: Quy mô 100 ha nằm ở vị trí phía Đông thành phố, bên cạnh đường quốc lộ 5, thuộc xã Nam Đồng, kinh doanh và sản xuất dây chuyền công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt, nhuộm, giày da, may, dụng cụ thể thao, chế biến gỗ, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng cao cấp (kính, tấm lợp…). Hiện tại có 12 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp này với tổng số vốn là 44,56 triệu USD.

- Cụm công nghiệp phía Nam tại khu vực ngã ba Phú Tảo và xí nghiệp da giầy: có diện tích 40 ha, nằm ở vị trí trên đường tỉnh lộ 17A đi Gia Lộc và đường Ngô Quyền kéo dài. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là: Công nghiệp chế biến thịt gia súc, gia cầm đông lạnh, chế biến cà chua hành tỏi, tơ tằm, nước giải khát, dệt may, giầy da xuất khẩu, vật liệu xây dựng.

- Cụm công nghiệp kho - cảng hàng hóa Cống Câu: quy mô 100 ha, nằm ở vị trí đường Tỉnh lộ 191 đi Tứ Kỳ, kinh doanh và sản xuất về lĩnh vực công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa thiết bị nâng hạ, kho, cảng vận tải hàng hóa, công suất cảng 450.000 tấn/ năm.

Song song với sự xuất hiện của các cụm/ khu/ điểm công nghiệp, trên địa bàn thành phố có khoảng trên 70 nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ. Trong đó có khoảng 15 nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn với dây chuyền công nghệ hiện đại như: lắp ráp ô tô Ford, chế tao bơm EBARA, xí nghiệp chế tác kim cương, công ty giầy Hải Dương, xí nghiệp may xuất khẩu..

Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có nhiều cụm/ khu/ điểm công nghiệp khác đang tiếp tục xúc tiến xây dựng… Nhìn chung, các khu/ cụm/ điểm công nghiệp trên địa bàn thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp trong nước (ODA) và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

Với cách làm chủ động trong chiến lược thu hút đầu tư và đẩy mạnh hoạt động phát triển công nghiệp, từ một nền kinh tế mang tính thuần nông cho đến nay trên địa bàn thành phố đã có hàng chục khu công nghiệp và nhiều cụm công

39

nghiệp, thu hút hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký hoạt động, kinh doanh…Trong thời gian tới, thành phố cùng với tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong các khu công nghiệp sử dụng có hiệu quả mặt bằng, đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới thiết bị và phát huy tối đa năng lực sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào giá trị kinh tế chung. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai xây dựng những thành phố vệ tinh, khuyến khích phát triển các thành phố nhỏ và trung bình. Cụ thể là trong chiến lược quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Thành phố Hải Dương được chú trọng đầu tư để trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Chiến lược này sẽ tạo ra cơ hội lớn để Thành phố Hải Dương và tỉnh Hải Dương thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ ngoài tỉnh. Sự thay đổi to lớn đó đã tạo cơ sở vững chắc cho tỉnh Hải Dương trở thành địa phương điển hình trong sự nghiệp CNH, đô thị hóa thời kỳ Đổi mới.

2.3.3. Về nông nghiệp

Nền sản xuất hàng hóa của thành phố bắt đầu hình thành trong giai đoạn 1986 – 1996 và được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ 1997 đến nay. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thành phố đã đề ra chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn trong mối quan hệ khăng khít với quá trình đô thị hóa.

Để đường lối phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống đạt hiêu quả, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII (họp từ ngày 13/10/1997 đến hết ngày 14/10/1997) đã đề ra phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hợp tác xã và quản lý chặt chẽ đất đai theo luật định. Đại hội cũng nêu cao quyết tâm: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, làm cho nông thôn ngoại thành có bộ mặt mới và hạn chế dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, phấn đấu đến năm 2000 phần lớn các xã ngoại thành đều đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

40

Trong giai đoạn từ năm 1997 – 2010, diện tích đất nông nghiệp có sự biến động lớn. Năm 1997, tổng diện tích đất dành cho nông nghiệp là 3.198 ha. Năm 2005 diện tích đất dành cho nông nghiệp chỉ còn 803 ha do nhu cầu thu hồi diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị…Và đến năm 2010 khi địa giới hành chính của thành phố được mở rộng, diện tích đất nông nghiệp tăng lên tới 2.450 ha. Đây là xu thế tất yếu của một thành phố đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

Trong cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính. Cơ cấu cây trồng bao gồm 4 loại: lương thực, rau đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong đó, cây lương thực luôn có vị trí trọng yếu trong trồng trọt nói riêng và toàn bộ ngành nông nghiệp nói chung. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương, cơ cấu cây nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cây lương thực và tăng dần diện tích trồng rau - quả, cây hoa - cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3 : Cơ cấu cây nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng 1997 - 2010

Đơn vị 1997 2000 2005 2010

Lúa

Diện tích Ha 2.792 2.694 578 1.692

Năng suất Tạ/ha 34,4 41,5 43,5 48,2

Sản lượng Tấn 9.605 11.180 2.514 8.155

Rau các loại

Diện tích Ha 390,9 380,3 232 316

Năng suất Tạ/ha 23,1 26,3 26,8 28,2

Sản lượng Tấn 903 999,4 621,7 891,1

Hoa cây cảnh

Diện tích Ha 15,1 17,2 45 73

Giá trị thực tế Triệu đồng 886,37 952,88 2.826,0 5.029,7

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2011), Kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương 15 năm tái lập (1997 - 2011).

Bảng số liệu cho thấy cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố có sự tăng giảm liên tục trong giai đoạn 1997 – 2010. Đây là xu thế tất yếu của một thành phố đang trong quá trình đô thị hóa. Diện tích trồng lúa giảm đột ngột từ 2.792 ha năm 1997 xuống còn 578 ha năm 2005. Đến năm 2010 do địa giới hành chính

41

của thành phố được mở rộng nên diện tích đất nông nghiệp tăng lên 1.647 ha so với năm 2005 (diện tích trồng lúa tăng lên 1.114 ha). Tuy vậy sản lượng và giá trị của các loại cây trồng không ngừng gia tăng đặc biệt là nghề trồng hoa và cây cảnh. Năng suất và sản lượng rau các loại cũng tăng nhanh. Trong những năm vừa qua, thành phố đã thực hiện thành công dự án trồng rau an toàn tại phường Nhị Châu với diện tích 4,5ha.

Chăn nuôi gồm có 3 bộ phận chính: gia súc, gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt, trong đó tỷ trọng của bộ phận chăn nuôi gia súc chiếm cao nhất, gấp gần 2 lần tổng giá trị sản lượng của hai bộ phận còn lại. Vào năm 1997, chăn nuôi chiếm 21% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, đến năm 2000 ngành chăn nuôi chiếm 22,5% giá trị sản lượng toàn ngành.

Cơ cấu ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các sản phẩm có chất lượng như: lợn nạc, chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn lợn của thành phố tăng bình quân 4,5%/năm, thịt gia cầm tăng bình quân 7,6%/năm. Năm 2010, tổng đàn lợn tăng bình quân 2,7% năm, trong đó đàn lợn nạc tăng 7,55%; lợn thịt tăng 2,25% năm, đàn gia cầm tăng 4,3% năm. Sản phẩm chăn nuôi đã mang tính hàng hóa và có xu hướng trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

Thành phố đã cơ bản tạo dựng được cơ sở hạ tầng giết mổ gia súc, gia cầm tại xã Thạch Khôi, phối hợp với các ngành chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp (tuyên truyền, vận động, kiểm tra các hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ…) nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơ cấu giá trị ngành nuôi trồng thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản tăng dần từ 36,65%/năm năm 1997 lên 38,35%/năm năm 2005. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 (giá cố định năm 1994) đạt 143.056 triệu đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005.

42

Biểu 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng (1997 - 2010)

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2010): Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

So với năm 1997, doanh thu của ngành nông nghiệp tăng 79.456 triệu đồng năm 2010. So sánh giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm đi. Trước năm 1997, trồng trọt là ngành chủ công của nông nghiệp, chiếm khoảng 3/4 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Sau năm 1997, nội dung căn bản của sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong trồng trọt là ngành lương thực giảm nhanh cùng với sự tăng dần của các loại cây rau – quả, hoa – cảnh và ngành chăn nuôi. Lĩnh vực chăn nuôi và trồng hoa, cây cảnh tạo việc làm gấp 3 lần so với khu vực trồng lúa.

Trong giai đoạn 1997 – 2010, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được ghi nhận qua sự đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, sự hình thành các vùng, các mô hình chuyên canh, chuyên môn hóa và sự mở rộng tính chất sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế, chất lượng cao, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Sự chuyển dịch này còn gắn với sự ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ trên địa bàn. Do việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh và tăng vụ, phát triển các ngành nghề nên giá trị sản lượng tính trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng. Trong giai đoạn

43

sắp tới, diện tích đất nông nghiệp của thành phố sẽ tăng lên do địa giới hành chính của địa bàn tiếp tục được mở rộng đến các vùng nông thôn. Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, thành phố sẽ tiến hành đẩy mạnh các biện pháp khoa học, công nghệ, cải tạo giống, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời thực hiện quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp, xây dựng các khu sản xuất tập trung: trồng rau, hoa, cây cảnh…

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế-xã hội của thành phố Hải Dương (1997-2010) Luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)