Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 41)

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.4.2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ việc tổng hợp và nghiên cứu những kinh nghiệm áp dụng Thuế TNCN trên thế giới, có thể rút ra những bài học để áp dụng vào thực tiễn quản lý Thuế TNCN của Việt Nam hiện nay nhƣ sau:

Về chính sách Thuế Thu nhập cá nhân

- Về xây dựng mô hình đánh thuế

Do trình độ quản lý thuế của Việt Nam chƣa cao nên Việt Nam đã lựa chọn hợp lý mô hình đánh thuế hỗn hợp, kết hợp đánh thuế theo nguồn và đánh thuế trên tổng thu nhập. Tuy nhiên cách đánh thuế này đòi hỏi phải quản lý, nắm bắt đƣợc từng nguồn thu nhập và xây dựng mức thuế hợp lý cho một số nguồn thu nhập có tính chất đặc thù. Kinh nghiệm các nƣớc chỉ ra rằng, cần nhất quán và kiên trì theo đuổi mô hình đánh thuế, đồng thời hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện tốt mô hình đã chọn.

- Xác định đối tượng nộp Thuế TNCN

Nhằm kế thừa các quy định về quản lý thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, khắc phục bất hợp lý của chính sách hiện hành là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam nhƣng sống ở nƣớc ngoài vừa phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam vừa phải nộp thuế ở nƣớc sở tại và đảm bảo tính khả thi của Luật thì việc xác định đối tƣợng nộp thuế cần xoá bỏ tiêu thức quốc tịch. Do vậy, việc kết hợp 2 tiêu thức cƣ trú và nguồn phát sinh thu nhập để xác định đối tƣợng nộp Thuế TNCN trong Luật Thuế TNCN của Việt Nam là phù hợp với

thực tiễn quản lý.

- Xác định thu nhập chịu Thuế và không chịu Thuế TNCN

Học tập kinh nghiệm của đa số quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã vận dụng và tiến hành phân loại các khoản thu nhập chịu Thuế TNCN theo nguồn hình thành. Đồng thời, trƣớc đây, chúng ta cũng đã đƣa thu nhập từ hoạt động chứng khoán vào diện chịu Thuế TNCN.

Việt Nam cũng xác định các khoản thu nhập không chịu thuế, cơ bản cũng dựa vào các tiêu thức liên quan đến các lý do chính trị, xã hội, tập quán phong tục của ngƣời Việt Nam, hiệp định, hiệp ƣớc quốc tế hoặc nhằm mục đích khuyến khích một hoạt động cụ thể... Ngoài ra, Việt Nam còn quy định miễn giảm thuế cho một số loại thu nhập, vừa cho phép miễn giảm một số tiền thuế nhất định dƣới hình thức tạm thời chƣa thu thuế đối với một số khoản thu nhập đối với một số đối tƣợng trong những hoàn cảnh nhất định.

Bài học ở đây là, chính sách thuế đối với các hoạt động có thu nhập chịu thuế và không chịu thuế cần dựa trên căn cứ lý thuyết và thực tiễn xác đáng, không đƣợc tùy tiện. Chính sách thuế phải ổn định, dễ nhận biết trƣớc đƣợc những thay đổi nếu có.

- Xác định khoản giảm trừ gia cảnh

Cũng giống nhƣ các nƣớc đang phát triển, Việt Nam lựa chọn áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc tính toán đơn giản, tiết kiệm chi phí hành thu, tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật và phù hợp với trình độ dân trí còn thấp.

Đồng thời, trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, trong Chiến lƣợc cải cách thuế, Việt Nam xác định mức giảm trừ căn cứ vào cơ cấu thu nhập/chi tiêu của dân cƣ. Luật quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh với mức khoán bằng tiền cho đối tƣợng nộp thuế và ngƣời phụ thuộc.Bài học từ kinh nghiệm các nƣớc là việc xác định đúng đối tƣợng ngƣời phụ

thuộc cần có sự kết hợp quản lý với các cơ quan khác nhƣ quản lý hộ tịch.

- Xác định thuế suất và Biểu thuế

Kinh nghiệm chung trên thế giới cũng cho thấy với thuế suất hạ xuống và tỷ lệ động viên về thuế giảm ở mức hợp lý sẽ hạn chế trốn, lậu thuế vì ngƣời ta ý thức đƣợc rằng việc chấp nhận mức thuế thấp có thể chịu đựng đƣợc còn hơn bị phạt nếu cơ quan thuế phát hiện gian lận thuế vừa mất danh dự vừa mất số tiền bị phạt lớn hơn. Do vậy, Luật Thuế TNCN của Việt Nam đã quy định thuế suất toàn phần áp dụng cho thu nhập từ đầu tƣ vốn ở mức thông lệ quốc tế (5%), chuyển nhƣợng bất động sản (2%), thu nhập từ bản quyền, nhƣợng quyền thƣơng mại (5%), thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán (0,1%).

Biểu thuế luỹ tiến áp dụng đối với thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và thu nhập từ kinh doanh với 7 mức thuế suất (5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%).

Bài học ở đây là cần giảm số bậc thuế suất vì thuế suất có 7 bậc đƣợc coi là nhiều. Lộ trình giảm số bậc thuế suất có thể theo phƣơng án từng bƣớc. Ngoài ra Việt Nam cần xem xét việc thựchiệnđơngiản hóabiểu thuếsuấtvàcắt giảmmứcthuếsuất, kể cả mức thuế suất luỹ tiếncaonhất và mức thuế suất thấp nhất để phù hợp xu hƣớng chung là giảm mức động viên về Thuế TNCN. Bên cạnh đó, nghiên cứu mở rộng đối tƣợng thu, điều tiết đối với một số khoản thu nhập mới

Về quản lý Thuế Thu nhập cá nhân

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Thuế TNCN của các nƣớc, bài học rút ra cần áp dụng và thực hiện cho ngành Thuế Việt Nam gồm:

- Tổ chức quản lý thu thuế

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên về trình độ quản lý vẫn còn ở mức trung bình so với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.Nguồn

nhân lực chất lƣợng cao vẫn còn khan hiếm, trình độ, kinh nghiệm kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế. Do vậy, để phù hợp với thực tế Việt Nam, đồng thời học hỏi tiếp thu kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới thì về quản lý Thuế TNCN cần phải lựa chọn hình thức đơn giản, phù hợp với đại đa số NNT, giảm chi phí quản lý hành chính cho cả NNT và cơ quan thuế. Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro vào tất cả các khâu quản lý thuế để tập trung nguồn lực giám sát, kiểm soát những đối tƣợng rủi ro cao.

- Về mẫu biểu và phương pháp kê khai

Mẫu biểu kê khai Thuế TNCN cần cải tiến đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai cho NNT. Về phƣơng pháp kê khai nên áp dụng phƣơng pháp hạn chế.Phƣơng pháp này sẽ giúp loại bỏ các yêu cầu đối với tất cả các đối tƣợng chịu thuế phải nộp tờ khai thuế, tạo sự công bằng hợp lý trong quản lý. Từ đó, cơ quan thuế Việt Nam có thể tập trung nguồn lực quản lý của mình vào việc kiểm soát những lĩnh vực đƣợc cho là có rủi ro cao nhất đối với số thu Thuế TNCN là các đại lý khấu trừ, các đối tƣợng có nhiều nguồn thu nhập từ nhiều công việc, các cơ sở kinh doanh nhỏ và cá nhân hành nghề tự do, thay cho việc nếu không áp dụng phƣơng pháp hạn chế thì cơ quan thuế sẽ phải xử lý số lƣợng lớn các tờ khai thuế mà thực tế thì mỗi tờ khai chỉ phải điều chỉnh rất nhỏ (gây tốn kém nguồn lực). Do đó, theo phƣơng pháp này, chi phí tuân thủ đối với các đại lý khấu trừ và các cá nhân sẽ đƣợc giảm một cách đáng kể.

- Về xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin

Ngành Thuế cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT TNCN, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc đối chiếu chéo thông tin từ các nguồn thu nhập khác nhau nhằm kiểm tra thông tin kê khai NNT mà không cần phải đến trụ sở NNT. Đây là biện pháp quan trọng để cơ quan thuế Việt Nam có thể giám sát đƣợc NNT TNCN với số lƣợng lớn nhƣ hiện nay. Trên cơ sở dữ liệu này, cơ quan Thuế thực hiện phân tích đánh giá rủi ro NNT thông qua

việc áp dụng hệ thống các tiêu thức đánh giá rủi ro (ví dụ: tiêu thức lựa chọn NNT không kê khai, không nộp thuế, nộp chậm thuế...) để lựa chọn đúng các trƣờng hợp không chấp hành tốt pháp luật thuế để thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đẩy mạnh áp dụng thuế điện tử. Đây đƣợc coi là một trong những điều kiện đảm bảo thành công cho công tác quản lý thuế hiện nay với số lƣợng NNT ngày càng tăng lên nhanh chóng với khối lƣợng thông tin “khổng lồ” về NNT.

- Phát triển nguồn nhân lực cán bộ thuế

Kinh nghiệm các nƣớc chứng minh rằng, chất lƣợng nhân lực là cốt lõi cho mọi thành công của công tác quản lý Thuế TNCN, do vậy cần đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý Thuế TNCN ở Việt Nam. Đội ngũ phải đủ năng lực quản lý và đạo đức nghề nghiệp để thi hành thành công chính sách Thuế TNCN của nhà nƣớc, vận hành đƣợc hệ thống công nghệ thông tin hiện đại áp dụng cho hệ thống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ khái niệm về thuế TNCN cùng với những nguyên nhân và đặc điểm ra đời của loại thuế này ta càng thấy rõ hơn vai trò của Thuế TNCN trong nền kinh tế xã hội cũng nhƣ trong cả hệ thống thuế nói chung là tạo lập nguồn tài chính cho NSNN, góp phần thực hiện công bằng xã hội, giúp phát hiện thu nhập bất hợp pháp và khắc phục những hạn chế ở một số loại thuế khác.

Với những nội dung cơ bản của Luật thuế TNCN đƣợc tóm tắt ngắn gọn trong sơ đồ và bảng biểu đã cho ta một cách nhìn tổng quan về thuế TNCN mà hiện nay Việt Nam đang thực hiện. Qua đó tác giả đã hệ thống lại các nội dung của công tác quản lý thuế TNCN hiện nay bao gồm 4 nội dung là:

Một là công tác lập dự toán thu thuế TNCN

Hai là công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN Ba là công tác chỉ đạo điều hành quản lý thuế TNCN

Bốn là công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý thuế TNCN

Ngoài ra chƣơng 1 cũng phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến từ cơ chế chính sách, từ cơ quan thuế và từ phía ngƣời nộp thuế đã làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế TNCN.

Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp một số kinh nghiệm quản lý thuế TNCN trên thế giới về cơ cấu tổ chức và tổ chức triển khai thực hiện luật thuế TNCN ở một số quốc gia nhƣ Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc,...Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Từ cơ sở lý thuyết nền tảng trên tác giả tiến hành đi sâu vào việc phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại các Doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian qua.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ

XÃ BUÔN HỒ, TỈNH DAKLAK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 41)