Kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 77)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.2.Kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các

các ban ngành trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

a. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân

Để công tác quản lý thuế TNCN đạt đƣợc mục tiêu thì bộ máy tổ chức phải hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp chuyên sâu, liêm chính.

Chú trọng việc bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở các khâu nhƣ tuyên truyền, bộ phận một cửa, bộ phận kê khai, bộ phận trực tiếp đảm nhận công tác thuế TNCN và cán bộ thanh tra kiểm tra. Kiện toàn nâng cao chất lƣợng bộ phận giải đáp thuế bằng điện thoại. internet để giải đáp vƣớng mắc cho cho

ngƣời dân. Cần có những khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ thanh tra, kiểm tra giúp giảm gánh nặng cho bộ phận quản lý thuế TNCN.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu theo từng mô hình chức năng quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ thuế

Để công tác quản lý thu thuế đƣợc thực hiện tốt thì con ngƣời luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất. Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuế trong thời gian tới phải đạt được những mục tiêu:

Tạo ra một đội ngũ cán bộ thuế có năng lực nghiên cứu hoạch định chính sách, nghiên cứu các biện pháp nghiệp vụ thu để hƣớng dẫn, chỉ đạo kiểm tra thực hiện trong toàn ngành.

Tạo ra một đội ngũ cán bộ thuế thực hành quản lý thuế giỏi, theo hƣớng chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công việc, đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế hiện đại.

Để đạt được các mục tiêu trên, công tác đào tạo trong thời gian tới cần được định hướng như sau:

Tập trung đào tạo kỹ năng cho cán bộ thuế, các đội thuế tăng cƣờng đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo theo hƣớng cầm tay chỉ việc. Nghiên cứu triển khai mô hình thảo luận, trao đổi các nội dung công việc chuyên môn, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm xử lý trong các đơn vị từ đó tổng kết nhân rộng ra toàn Chi cục Thuế.

Xây dựng phƣơng án để tiến hành kiểm tra kiến thức cán bộ công chức. Tiếp tục lựa chọn một số công chức là cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo chƣa có trình độ đại học để đƣa đi đào tạo đại học, đồng

thời, nâng tỉ lệ tuyển dụng các ngạch công chức có trình độ đào tạo đại học để đẩy mạnh việc đáp ứng đúng số công chức đã đƣợc Tổng cục Thuế duyệt.

Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo đạt 100% cán bộ có thể sử dụng thành thạo ứng dụng vào công tác nghiệp vụ, 90% ngƣời sử dụng có thể làm việc trên môi trƣờng mạng. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về NNT; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về NNT. Triển khai các chƣơng trình đào tạo nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng các DN về nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của NNT, liên quan đến lĩnh vực kê khai, tính, nộp thuế. Xây dựng phƣơng án bố trí lại hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thu thuế. Trên cơ sở rà soát, bố trí lại lực lƣợng cán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thu thuế. Trƣớc mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lƣợng cán bộ làm công tác xử lý tính thuế và CNTT.

Rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế là vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đặc thù công việc thƣờng xuyên phải giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế giữa ĐTNT với Nhà nƣớc, để thực hiện hành vi gian lận thuế đƣợc trót lọt, không bị phát hiện, ĐTNT có thể mua chuộc, cám dỗ, san sẻ lợi ích vật chất cho cán bộ thuế. Vì vậy, nếu bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cán bộ thuế không tốt sẽ dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để lọt hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu NSNN.

Việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thuế của Chi cục Thuế theo hƣớng chuyên môn hóa từng chức năng công việc nhƣ xử lý

tính thuế, đôn đốc cƣỡng chế thuế, thanh tra, kiểm tra và một số chức năng quản lý nội bộ ngành…

Ngoài ra, nội dung đào tạo và bồi dƣỡng phải đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức chủ yếu nhƣ các chính sách kinh tế, tài chính và luật pháp liên quan đến thuế, phân tích dự báo thuế, yều cầu và lộ trình hội nhập thuế quốc tế, kế toán DN, kiến thức quản lý thuế bằng máy tính, kiến thức quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra thuế …..

Công tác đào tạo bồi dưỡng cũng không phải là việc đơn giản vì vậy ngành thuế cần phải tiến hành các bước như sau:

Xác định đối tƣợng và xây dựng nội dung, chƣơng trình và giáo trình theo từng khóa đào tạo, bồi dƣỡng thống nhất.

Phòng Tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ tham mƣu, đề xuất về mục tiêu, đối tƣợng, nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngành thuế, quản lý và kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo và bồi dƣỡng trong toàn ngành.

Lựa chọn và xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm chức tại các Cục Thuế, đủ trình độ, kinh nghiệm và năng lực để đảm đƣơng công tác giảng dạy cho các cán bộ ở địa phƣơng. Hiện nay, trung tâm bồi dƣỡng cán bộ của ngành thuế không đáp ứng đủ cho nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của toàn ngành, chủ yếu mới chỉ bồi dƣỡng cho cán bộ cấp Cục nên Cục Thuế Hà Nội cần phải tiến hành tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho số cán bộ ở Chi cục Thuế. Vì vậy, cần lựa chọn đội ngũ giáo viên kiêm chức tại các Cục Thuế là những ngƣời giỏi chuyên môn, nghiệp vụ thuế, đƣợc đào tạo thêm về phƣơng pháp sƣ phạm làm nòng cốt cho công tác đào tạo cán bộ địa phƣơng.

Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ công chức hàng năm để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, thƣờng xuyên cải tiến và lựa chọn hình thức, nội dung đào tạo thích hợp.

b. Công tác phối hợp giữa các đội thuế và các ban ngành trong công tác quản lý thuế TNCN

Chi cục thuế thị xã Buôn Hồ phải thƣờng xuyên phối hợp với các phòng chuyên môn để giải quyết về các nghiệp vụ phát sinh khi xử lý công việc, để thống nhất trong cách thực thi nhiệm vụ, tránh trƣờng hợp mỗi phòng có mỗi các giải quyết khác nhau và trả lời thắc mắc cho ngƣời nộp thuế theo nhiều hƣớng khác nhau

Tăng cƣờng cung cấp thông tin kiểm tra rà soát của đội thuế TNCN đối với các đơn vị chi trả thu nhập để cho đội Kiểm tra , giúp rút ngắn thời gian kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Khi kiểm tra tại các doanh nghiệp đó sẽ biết đƣợc cần kiểm ttra cái gi, kiểm tra nội dung nào?. Nhƣ vậy sẽ giúp công tác kiểm tra đạt hiểu quả cao hơn.

Trong lĩnh vực quản lý thuế TNCN thì có nhiều khâu cần đƣợc cụ thể hóa để ngƣời dân cũng nhƣ cán bộ thuế năm bắt và triển khai một cách đồng bộ nhƣ khâu kê khai thuế, xử lý dữ liệu qua kê khai thuê, kiểm tra ngƣời nộp thuế, hoàn thuế…. Hiện nay ngành thuế đã có ứng dụng QLT TNCN nên việc hệ thống hóa và sự phối kết hợp giữa các cá nhân , các đội thuế và và ứng dụng tin học cần đƣợc nghiên cứu cụ thể hóa và triển khai thành quy trình giúp CBCC ở các đội thuế khác khi luân phiên, luân chuyển về đội thuế có thể nhanh chóng năm bắt nghiệp vụ của thuế TNCN, hạn chế thời gian nghiên cứu tài liệu để dành thời gian đi sau vào công tác kiểm tra tình hình chấp hành luật thuế TNCN giúp doanh nghiệp phát hiện sai sót và chấn chỉnh kịp thời. Trong đó cần xây dựng quy trình kiểm tra thuế TNCN để làm cơ sở cho cán bộ kiểm tra thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 77)