Công tác thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông Lưu Nhât Phương (Trang 90)

- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng.

- Không ngừng cải tiến, đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh,

dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm của các ngân hàng thương mại phát hiện qua thanh tra, không để xảy ra những tổn thất lớn. Phải có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các vi phạm từ các ngân hàng thương mại và công bố thông tin công khai, rộng rãi để các ngân hàng khác rút kinh nghiệm.

- Ngân hàng Nhà nước phải có cơ chế kiểm soát và biện pháp ngăn chặn những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM với nhau đặc biệt là ở những thị trường lớn như TPHCM, Hà Nội. Tăng cường kiểm tra giám sát những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng, rà soát lại các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng nội bộ của các ngân hàng xem có vượt những quy định của NHNN hay không nhằm hạn chế những tiền lệ xấu trong họat động của ngành ngân hàng.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

- Kiện toàn bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường số lượng, chất lượng nhân viên làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả việc phân công nhân viên thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi

nhân viên thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho nhân viên thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông Lưu Nhât Phương (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)