Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông Lưu Nhât Phương (Trang 85)

Nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân khách nhau: từ môi trường kinh doanh, những rủi ro từ phía khách hàng và cả những yếu kém từ phía ngân hàng. Riêng các nguyên nhân từ phía ngân hàng dẫn đến nợ xấu thì hầu hết bắt nguồn từ công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng. Vì vậy, để ngăn ngừa nợ xấu phát sinh ngân hàng nên xây dựng cho mình một hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh.

Hiện nay, OCB đang thực hiện việc phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493 của NHNN với 5 nhóm nợ có mức đội rủi ro tăng dần, trong đó nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 là nợ cần chú ý và nhóm 3, 4, 5 là nợ xấu. Để nợ vay không bị chuyển sang các nhóm nợ xấu, OCB cần phải thiết lập hệ thống cảnh báo ngay từ khi các món

nợ có dấu hiệu không “bình thường” trong đó,đặc biệt chú ý nợ thuộc nhóm 2.Đối với nhóm nợ này đòi hỏi ngân hàng phải sớm kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin về khách hàng , phân tích nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, không để kéo dài thời gian quá hạn dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Việc phát hiện cảnh báo sớm sẽ có tác động tích cực cho cả khách hàng và ngân hàng để kịp thời tìm cách khắc phục. Nếu việc quá hạn do mất khả năng thanh toán tạm thời vì tình hình công nợ hay thua lỗ một thương vụ nào đó thì lúc này những cảnh báo hay tư vấn từ phía ngân hàng là rất cần thiết giúp cho khách hàng có định hướng kinh doanh tốt hơn phù hợp với tình hình thị trường từ đó phục hồi khả năng trả nợ cho ngân hàng. Còn nếu nợ quá hạn do những khó khăn về tài chính sâu xa thì việc cảnh báo sớm cũng giúp cho cả hai bên cùng nhau thống nhất về giải pháp trả nợ, lộ trình xử lý nợ toàn diện.

Việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh cần được đặt biệt quan tâm. Hệ thống này phải bao gồm các thủ tục và quy trình thích hợp để xây dựng một hệ thống cảnh báo toàn diện, bao gồm các yếu tố cơ bản, trong đó tính đầy đủ, cập nhật và chính xác của thông tin là yếu tố then chốt. Với các thông tin về chất lượng nợ được cập nhật, theo dõi chi tiết hàng ngày sẽ giúp cho lãnh đạo ngân hàng cũng như các bộ phận có liên quan đánh giá được chất lượng tín dụng của cả ngân hàng, từng chi nhánh, bộ phận cũng như từng cá nhân để có những cảnh báo, nhắc nhở làm nâng cao trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông Lưu Nhât Phương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)