7. Những đóng góp mới của đề tài
2.1. Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10 phần sinh học Vi sinh vật THPT
vật THPT
Nội dung kiến thức phần Sinh học Vi sinh vật được biên soạn theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Cụ thể là ở mỗi bài (trừ các bài thực hành) đều có lệnh để GV tổ chức hoạt động cho HS, nhằm giúp HS có thể tự mình tìm ra nội dung kiến thức của bài học. Có thể hình dung logic nội dung phần Sinh học VSV 10 (Cơ bản) ở trường THPT như sau:
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
Các nội dung của chương được phân bố theo hệ thống, bao gồm các kiến thức về dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượnginhsVi sinh vật (bài 22), kiến thức về quá trình tổng hợp và phân giải các chất của Vi sinh vật (bài 23). Các nội dung kiến thức thể hiện các quá trình đặc trưng của cơ thể Vi sinh vật, các quá trình này tác động qua lại với nhau giúp cho Vi sinh vật chuyển hóa vật chất và năng lượng, quá trình này làm cơ sở cho quá trình kia và ngược lại. Có thể hình dung nội dung kiến thức chương I theo sơ đồ:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản ở Vi sinh vật
Các nội dung kiến thức của chương cũng thể hiện cấu trúc hệ thống, các kiến thức đó bao gồm: sự sinh trưởng của Vi sinh vật, sự sinh sản và các các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật (bài 25,26,27). Các nội dung kiến thức này thể hiện hai đặc trưng cơ bản của Vi sinh vật và chúng liên quan chặt chẽ với nhau, quá trình sinh trưởng, phát triển là cơ sở cho quá trình sinh sản và sinh sản lại tác động trở lại sinh trưởng và phát triển. Các nội dung kiến thức của chương thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nội dung chương Sinh trưởng và sinh sản ở Vi sinh vật Chương III: Virut - Bệnh truyền nhiễm
Chương III bao gồm các nội dung kiến thức như: cấu trúc của virut, phân loại virut, Sự nhân lên của virut, các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (bài 29, 30, 31, 32). Các nội dung này thể hiện mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, việc phân loại virut phải dựa vào cấu tạo của nó, để hiểu được sự nhân lên của virut cũng cần hiểu về cấu trúc và phân loại. Biết được cấu trúc và sự nhân lên của virut thì mới hiểu được cách lan truyền bệnh của nó và cách phòng chống các bệnh do virut gây ra. Nội dung kiến thức của chương có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nội dung chương Virut và bệnh truyền nhiễm
Những đặc điểm cấu trúc, nội dung Phần Sinh học Vi sinh vật 10 đã định hướng cho chúng tôi thiết kế, bổ sung thêm các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập, giúp các em nhận thức, lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng học tập, tạo cho các em lòng say mê và hứng thú học tập.
Phần Sinh học Vi sinh vật trong chương trình sinh học phổ thông tuy được bố trí với thời lượng không đáng kể (Khoảng 1/3 chương trình Sinh học 10) nhưng nó có một vị trí rất quan trọng. Nó chứa đựng các kiến thức về cấu tạo, chức năng của một nhóm lớn sinh vật trong hệ thống sống.