7. Những đóng góp mới của đề tài
2.2.2. Những tiêu chí để xây dựng CH cốt lõi
- GV phải thoải mái với việc không đưa ra câu trả lời cho các CH: Mục đích chính của các CH cốt lõi là để giúp cân nhắc các vấn đề hoặc các quan điểm vốn đã phức tạp, từ đó nhận ra rằng nỗ lực chiếm lĩnh tri thức là liên tục và không dừng lại khi đơn vị bài học kết thúc.
- Ai cũng phải liên hệ CH với chính mình: Bản chất phổ quát của CH cốt lõi không có nghĩa là tất cả HS đều có khả năng tiếp cận tư liệu hỗ trợ các CH đó như nhau . GV cần đảm bảo rằng nguồn tư liệu cung cấp phải phù hợp với nhu cầu và ý nghĩa với từng nhóm HS cụ thể.
- CH phải tương thích với nội dung bài học: Đơn vị bài học cần cung cấp đủ tư liệu và nội dung cho HS để giúp họ hiểu CH ở cấp độ sâu. Họ phải có nhiều kiến thức hơn để đưa ra những câu trả lời có thể có vào cuối đơn vị bài học so với khi họ mới nêu CH cho chính họ.
- CH phải thực tế và có thể giảng dạy được trong điều kiện thời gian và các điều kiện khác của lớp học được dạy: CH đưa ra cần đảm bảo rằng sẽ phù hợp với đối tượng HS và thời gian cho tiết học. Nội dung để trả lời CH không vượt quá tầm đối với tình độ nhận thức của HS ở cấp học đó.
- CH phải khích lệ được các câu trả lời heo nhiều quan điểm khác nhau: CH cần phải có những cơ hội kèm theo để học sinh tìm hiểu những quan điểm hay những cách tiếp cận vấn đề khác nhau về CH đó.
- CH phải đặt ra sao cho nó có bao nhiêu câu trả lời thì có bấy nhiêu CH khác: Khi một đơn vị bài học kết thúc mà HS có nhiều CH hơn so với khi bắt đầu một đơn vị bài học [22].
2.2.3. Quy trình thiết kế CH cốt lõi
Quy trình thiết kế CH cốt lõi gồm các bước theo sơ đồ sau :
Bước 1:
Bước2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước 5:
Sơ đồ 2.4. Qui trình thiết kế câu hỏi cốt lõi
Xác định mục tiêu dạy học
Phân tích cấu trúc nội dung dạy học
Xác định chủ đề có thể lựa chọn mã hóa thành CH cốt lõi và các CH gợi mở đáp ứng từng mục tiêu dạy học
Diễn đạt thành CH để mã hóa nội dung kiến thức đó
Lựa chọn sắp xếp các CH thành hệ thống theo mục đích lí luận dạy học.
Qui trình được diễn đạt như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học được phân biệt thành 3 nhóm: Kiến thức, kĩ năng , thái độ.
- Nhóm mục tiêu kiến thức có thể phân biệt 6 mức độ từ thấp đến cao: Biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Nhóm mục tiêu kĩ năng có thể phân biệt các mức độ: Bắt chước , thao tác, hành động chuẩn xác, hành động phối hợp, hành động tự nhiên.
- Nhóm mục tiêu thái độ có thể phân biệt ở các mức độ: Tiếp nhận , đánh giá, tổ chức, biểu thị tính cách riêng.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung dạy học.
- Nội dung từng bài học thường được sắp xếp theo một hệ thống lôgíc với nhau, trong đó chứa đựng lượng kiến thức cơ bản, trọng tâm mà GV cần truyền tải tới HS sau khi kết thúc bài học, nên việc phân tích nội dung dạy - học còn là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và sử dụng CH trong tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
- Phân tích nội dung dạy - học các chương, các bài trong chương trình Sinh học Vi sinh vật- Sinh học 10 THPT cụ thể …
Bước 3: Xác định chủ đề có thể mã hóa thành CH cốt lõi và các CH gợi mở đáp ứng từng mục tiêu dạy học
Thuận lợi nhất để xác định chủ đề nội dung làm đơn vị đặt CH cốt lõi là dựa vào tên đề mục của một bài học, một chương, một phần vì khi đặt tên đề mục người ta đã tính đến khả năng phản ánh nội dung mà đề mục đó đề cập.
Bước 4: Diễn đạt thành CH để mã hóa nội dung kiến thức đó.
Dựa vào tên đề mục GV nghiên cứu nội dung chi tiết chứa trong đề mục đó để sọan CH dựa trên qui tắc mã hóa logic quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết của chủ thể trả lời CH. Giá trị rèn luyện trí lực lớn nhất là CH có dạng đã nêu ở trên: A+B = C = xung đột ở người phải trả lời.
Việc diễn đạt thành CH để mã hóa các nội dung kiến thức trong quá trình dạy - học, phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng CH. Ngoài ra, phải thỏa mãn một số yêu cầu chung như sau:
- Phải chú ý tới tỷ lệ CH loại sự kiện và loại CH có yêu cầu cao về nhận thức.
- Ngôn ngữ của CH phải rõ ràng, chính xác.
- Hệ thống CH phải phù hợp với tiến trình dạy - học và với các khâu của quá trình dạy học.
Bước 5: Lựa chọn sắp xếp các CH thành hệ thống theo mục đích lý luận dạy học. Sau khi đã diễn đạt được các CH ở bước 4, đến bước này sắp xếp các CH thành một ma trận dưới hình thức một Graph hay dạng bản đồ tư duy. Phạm vi Graph này phụ thuộc vào các CH đó là của một bài hay một chương, một phần của SGK.