Trên thế giới

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần kiến thức vi sinh vật sinh học 10 (Trang 26)

7. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.1.Trên thế giới

Trước khi nghiên cứu CH cốt lõi chúng ta nghiên cứu về CH. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về CH từ rất lâu: Theo Aristot CH là một mệnh đề chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết. Theo Đê-Cac không có CH thì không có tư duy cá nhân mà cũng không có tư duy nhân loại.

Đã từ lâu nhiều nước trên thế giới đã sử dụng CH với vai trò là phương tiện dạy học. Qua thực tế cho thấy rằng loại phương tiện này mang lại hiệu quả dạy học cao nên đã có nhiều tài liệu về lí luận dạy học khuyến sử dụng CH để rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh của học sinh . Ở một số nước khác như Liên Xô (cũ ) , đã có nhiều tài liệu đề cập đến nội dung , phương pháp thiết kế và sử dụng cũng như vai trò và giá trị của CH trong dạy học như: Socolovskaia 1971, Abramova, P.B.gophman, Kadosnhicov, Laixeva, Karlinski 1975, 1979. Các tác giả đã trình bày các quan điểm về bản chất , ý nghĩa của CH trong dạy học. Hệ thống các CH mà các tác giả thiết kế đã trở thành công cụ góp phần cải tiến phương pháp dạy học phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh trong các trường Liên Xô thời bấy giờ. [14]

TS. Edward Roy Krishnan , trong bài viết của mình đã đăt vấn đề “Cách đặt CH trong giờ học sao cho đạt hiệu quả cao nhất”, ông đã trình bày ba nguyên tắc để xây dựng CH phù hợp với HS và có hiệu quả : Phương pháp hỏi tốt là cơ hội ngang bằng với mỗi em học sinh để các em dự phần vào quá trình học; Một cách khác nữa là đòi hỏi HS chứng minh tất cả mọi câu trả lời là đúng, điều này nhằm đảm bảo mọi suy nghĩ phức tạp cùng với tiến trình suy tư ở trình độ cao hơn ; Hỏi không nên khuyến khích trả lời theo kiểu võ đoán [7]

Nash và Shirman nghiên cứu về số lượng câu hỏi trên lớp của giáo viên và cho biết có các giáo viên cho rằng chỉ đặt 12-20 CH trong một tiết dạy thì thực tế đã đặt ra từ 45-150 CH[23].

Các tác giả Davis, Fillippone, GuZak, Mueller quan tâm nghiên cứu về độ khó của CH trên lớp khẳng định đa phần CH giáo viên đặt ra trên lớp có độ khó thấp.[23]

Các tác giả như Rowe, Tobin, Swift, Gooding, Flowler, Honea nghiên cứu về hiệu quả “thời gian chờ đợi” là khảng thời gian học sinh suy nghĩ trước khi tả lời CH[23] .

Martin-Knep, Giacop đã đề cập đến câu hỏi cốt lõi và những câu hỏi của đơn vị bài học trong các chương khác nhau.

Tuy nhiên cơ sở lí luận của việc sử dụng CH cốt lõi vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống . Đặc biệt là quy trình thiết kế và sử dụng CH cốt lõi trong

dạy học như thế nào thì chưa được bàn đến nhiều cho nên giá trị của việc sử dụng CH cốt lõi trong dạy học chưa được đề cao.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần kiến thức vi sinh vật sinh học 10 (Trang 26)