- Khủng hoảng tài chính thế giới đặt ra vấn đề phải tái cơ cấu hệ thống tài chính của từng quốc gia cũng nhƣ toàn cầu theo một xu hƣớng tăng cƣờng khả năng giám sát và cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa những bất ổn có thể xảy ra.
61
- Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận quy luật chung với khu vực và thế giới. Điều này làm gia tăng tính đa dạng trong cơ cấu kinh tế và tính phức tạp trong các hoạt động tài chính, tiền tệ.
- Kinh tế Việt Nam đến 2020 hƣớng tới một nƣớc công nghiệp phát triển theo hƣớng hiện đại, có thu nhập trung bình (sau đó đến giữa thế kỷ là nƣớc công nghiệp phát triển, có thu nhập cao), và vai trò của khu vực ngân hàng đối với việc thực hiện mục tiêu trên sẽ chi phối xu hƣớng phát triển hệ thống ngân hàng.
- Lợi thế cạnh tranh có nguy cơ suy giảm đối với các tổ chức tín dụng trong nƣớc khi số lƣợng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trƣờng tài chính nội địa ngày càng tăng.
- Vấn đề qui mô và năng lực tài chính của các định chế tài chính còn rất nhỏ bé so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Cho tới thời điểm hiện nay, chƣa có một định chế tài chính nào có phạm vi hoạt động mang tính khu vực và toàn cầu. - Cấu trúc của khu vực ngân hàng hiện nay đã đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động. Tuy nhiên, đã có sự phát triển không đều của các loại hình định chế.
3.3. Kiến nghị đối với các Cơ quan Nhà nƣớc
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo lập môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo thống nhất và đồng bộ, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trƣờng tài chính trong và ngoài nƣớc.
- Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. - Thực hiện cải cách, tái cấu trúc hệ thống NHTMCP, doanh nghiệp, đầu tƣ công 1 cách đồng bộ, hiệu quả.
- Lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống NHTMCP, tạo lập môi trƣờng cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng, có lộ trình rõ ràng và thực sự bền vững.
62
động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD nhƣ: công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các TCTD.
- Hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và qui định về các nghiệp vụ và dịch vụ NH mới (quản lý danh mục đầu tƣ, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử,…).
- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trƣờng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD.
- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục đƣợc điều hành thận trọng, linh hoạt, phù hợp với biến động thị trƣờng, tăng cƣờng vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trƣờng mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hƣớng và điều tiết lãi suất thị trƣờng.
- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành NHTW hiện đại theo hƣớng áp dụng mô hình kinh tế lƣợng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.
- Tăng cƣờng quan hệ quốc tế nhằm tìm kiếm và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ hỗ trợ từ các nƣớc và các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện việc cơ cấu và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam và các tổ chức quản lý lĩnh vực ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
a, Kiến nghị đối với NHNN
- Đa dạng hoá các sản phẩm mà chỉ có các TCTD và NHNN thực hiện đƣợc nhƣ các nghiệp vụ của thị trƣờng mở: mua bán ngoại hối, thực hiện các nghiệp vụ thị trƣờng mở... gắn liền với nâng cao năng lực và công nghệ.
- Quản lý và kiểm soát hiệu quả hoạt động của các NHTMCP và đƣa ra phƣơng hƣớng điều hành hợp lý.
63
- Hành lang pháp lý phù hợp vừa kiểm soát đƣợc hoạt động của các NHTMCP vừa giúp các NHTMCP tiến dần tới các chuẩn mực quốc tế và có khả năng tham gia vào thị trƣờng tiền tệ trên toàn thế giới.
- Tổ chức thực hiện một số các tổ chức tài chính phụ trợ hỗ trợ hoạt động của hệ thống NHTMCP một cách độc lập nhƣ: công ty mua bán nợ xấu, bảo hiểm tiền gửi, mô hình công ty chung chuyển tiền cho toàn hệ thống ngân hàng...
- Xây dựng kế hoạch phát triển Ngành ngân hàng trong dài hạn với những lộ trình thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng.
- Chủ động phối hợp với Bộ, Ngành đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo hệ thống NH tiếp tục phát triển bền vững.
- Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.
- Tăng cƣờng vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.
- NHNN với tƣ cách cơ quan quản lý ngành, hằng năm tổ chức đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các TCTD.
b, Kiến nghị với các tổ chức quản lý khác của ngành ngân hàng
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của mình (trong việc tập hợp liên kết các TCTD với nhau cùng nhau phát triển thành 1 hệ thống thống nhất, lành mạnh)
- Tích cực tham gia với các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng mới và sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật
- Đẩy mạnh công tác đào tạo để hỗ trợ cho cán bộ nhân viên các TCTD bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
64
- Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về đào tạo và phát triển nghiệp vụ, công nghệ mới của các tổ chức tài chính - ngân hàng trong khu vực và quốc tế..
3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP
3.4.1. Nâng cao năng lực tài chính trong thế ổn định, vững mạnh
Năng lực tài chính là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng với sự cạnh tranh khốc liệt, một ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao phải là ngân hàng có năng lực tài chính mạnh. Do vậy, để nâng cao năng lực tài chính trong thế ổn định, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay mỗi một NHTMCP cần phải thực hiện:
Thứ nhất, tăng vốn và tài sản theo một số phƣơng pháp sau đây
- Cần mở rộng nguồn vốn huy động:
Huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng tín dụng. Chiến lƣợc thu hút vốn là chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hƣớng giữ đƣợc quan hệ với các khách hàng lớn bên cạnh phát triển các khách hàng mới là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, gia tăng về nền khách hàng để có cơ cấu nguồn vốn ổn định hơn, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu thanh toán, tần suất thanh toán cao tạo nền vốn rẻ, ổn định, giảm bớt mức độ tập trung quá lớn vào một số khách hàng lớn. Thực hiện chiến lƣợc huy động vốn của mình, có kế hoạch mở rộng mạng lƣới huy động vốn bao gồm các quầy giao dịch, quầy đổi ngoại tệ, ngoài các mô hình truyền thống nhƣ quầy tiết kiệm và giấy tờ có giá.
Ngoài ra, hiện nay chỉ tiêu tiền gửi khách hàng hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của NHTMCP. Vì vậy, NHTMCP phải có kế hoạch mở rộng thị trƣờng tiền gửi, củng cố nền tảng khách hàng hiện có và phát triển khách hàng mới để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Đồng thời, ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu nhu cầu khách hàng để thiết kế các sản phẩm phù hợp, đƣa ra mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh.
65
Hầu hết các ngân hàng có nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhƣng giá trị thực tế còn rất lớn, đặc biệt là giá trị bất động sản. Phần giá trị tăng thêm của các loại tài sản này sau khi đánh giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cƣờng vốn tự có của NHTMCP.
- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Đây là biện pháp hiệu quả để tăng cƣờng năng lực tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng vốn bằng việc phát hành trái phiếu dài hạn chỉ là giải pháp mang tính tình thế để tăng vốn trƣớc mắt, còn về lâu dài sẽ là gánh nặng nợ nần đối với NHTMCP. Do vậy, NHTMCP cần phải đề ra chiến lƣợc phát triển dài hạn để sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động này và đảm bảo khả năng chi trả trong tƣơng lai.
- Tăng vốn bằng các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD: Giải pháp này giúp cho nguồn vốn của các TCTD sau hợp nhất, sáp nhật, mua lại lớn hơn rất nhiều, Các hệ số tài chính sẽ đƣợc cải thiện một cách đáng kể, Khả năng quản trị rủi ro đƣợc nâng cao, NH mở rộng quy mô, lĩnh vực và phạm vi hoạt động, từ đó tăng cƣờng uy tín, vị thế và thƣơng hiệu của mình.
Tuy nhiên, giải pháp này cũng có điểm hạn chế là hầu nhƣ các ngân hàng sáp nhật, hợp nhất tại Việt Nam hiện nay đƣợc thực hiện qua việc cộng ngang giá trị số sách nhằm tăng vốn điều lệ sau sáp nhập. Điều này dẫn đến rủi ro rất cao khi không xử lý đƣợc dứt điểm các khoản nợ xấu của ngân hàng đƣợc sáp nhập. Do đó, lại tiềm ẩn thêm 1 ngân hàng mới với rủi ro về nợ xấu tăng cao. Ngoài ra chi phí để thực hiện ban đầu sẽ cao, quy mô của của tổ chức mới sau M&A lớn nên tính linh hoạt và khả năng kiểm soát có thể giảm sút. Việc thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp nhƣ các vấn đề về kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chƣa thanh toán, giải quyết lao động dƣ thừa...
- Thực hiện cổ phần hóa để tăng vốn:
Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa tại Quyết định số 2124/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 các NHTMCP có vốn nhà nƣớc đã tiến hành cổ phần hóa thành công, hiện nay chỉ còn Ngân hàng nông nghiệp và phát
66
triển nông thôn Việt Nam chƣa thực hiện cổ phần hóa.
Trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, kết quả đấu giá cổ phần của NHTMCP có vốn nhà nƣớc đạt đƣợc sự thành công nhƣ trên đã cho thấy sự quan tâm của đông đảo của các nhà đầu tƣ - cổ phiếu có giá trị tiềm năng trong tƣơng lai, hứa hẹn mang lại lợi ích lâu dài cho các cổ đông. Với lộ trình cổ phần hóa đã định sẵn, đẩy mạnh cổ phần hóa gắn với đổi mới tái cơ cấu doanh nghiệp, hƣớng tới sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng và nâng cao sức cạnh tranh trong dài hạn.
- Tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại:
Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt đƣợc trong năm, nhƣng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.
Ƣu điểm: Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng và không phải hoàn trả. Phƣơng pháp này giúp NHTMCP không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn nên tránh đƣợc chi phí huy động vốn.
Hạn chế: Hình thức này không thể áp dụng thƣờng xuyên vì nó làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của cổ đông.
Ngoài ra, phƣơng pháp này còn phụ thuộc vào chính sách cổ tức của ngân hàng. Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ đƣợc chia cho các cổ đông. Nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trƣởng vốn ngân hàng sẽ chậm, dẫn đến giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm. Hoặc do chính sách của Nhà nƣớc đối với các NHTMCP có vốn nhà nƣớc.
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi:
Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi trực tiếp thành cổ phiếu thƣờng theo một tỷ lệ nhất định tại một thời điểm xác định trong tƣơng lai. Khi thị trƣờng trái phiếu phát triển, trái phiếu có tính chuyển đổi sẽ phát huy tác dụng nhƣ một phƣơng tiện tăng vốn cổ phần dựa trên cơ sở trì hoãn trả nợ vì khi trái
67
phiếu chuyển đổi biến thành cố phiếu, vốn huy động của ngân hàng sẽ thay đổi từ nợ sang vốn.
Ƣu điểm: Phƣơng pháp này giúp NHTMCP chỉ phải trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thƣờng, thậm chí có thể thấp hơn cả lãi suất tiết kiệm. Ngoài ra, có sự chủ động trong việc quyết định thời gian chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của mình.
Nhƣợc điểm: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi
+ Vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lƣu hành nên mỗi cổ phần bây giờ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong ngân hàng.
+ Làm tăng số lƣợng cổ đông tham gia vào việc quản lý ngân hàng nên có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng.
+ Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ giảm nợ cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn.
+ Việc giảm chi phí trả lãi khi phát hành trái phiếu chuyển đổi tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trả thuế nhiều hơn.
Khi tăng vốn ngân hàng thì để tạo sự cân bằng trên Bảng cân đối kế toán yêu cầu ngân hàng phải tăng một lƣợng tài sản tƣơng ứng. Nguồn vốn tăng thêm đƣợc sử dụng một mặt giúp hình thành tài sản và mặt khác đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, thứ hai, để nâng cao năng lực tài chính thì NHTMCP cần sử dụng vốn hiệu quả bằng cách thực hiện các giải pháp sau:
- Thực hiện cơ cấu lại tài sản theo hƣớng tăng các khoản mục tài sản có hệ số