Chiến lƣợc phát triển lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các Ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nƣớc chiến lƣợc và mục tiêu phát triển khu vực ngân hàng nhƣ sau:

Một là, trong giai đoạn phát triển tới hệ thống NHTMCP tại Việt Nam cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nƣớc phát triển trong khu vực. Phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hƣớng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa.

Hai là, Ngân hàng Nhà nƣớc tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ƣơng với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nƣớc; thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, chủ động với các công cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trƣờng; từng bƣớc tiến tới tự do hóa thị trƣờng tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới;

Ba là, các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTMCP trong nƣớc, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bƣớc thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phƣơng thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh đƣợc cấu trúc của thị trƣờng tài chính.

60

Bốn là, viễn cảnh đến năm 2020 khu vực ngân hàng có thể đạt đƣợc với những nội dung sau:

- Tăng tính đa dạng của khu vực ngân hàng đáp ứng đƣợc những yêu cầu ngày càng đa dạng trong cấu trúc kinh tế.

- Môi trƣờng cạnh tranh trong khu vực ngân hàng ngày càng tăng có khả năng đƣa các định chế tài chính đến với những chiến lƣợc chiếm lĩnh những mảng thị trƣờng riêng biệt, tạo ra một sức mạnh thị trƣờng thích hợp với họ.

- Trong cấu trúc của khu vực ngân hàng sẽ hình thành các định chế tài chính có qui mô lớn có thể hoạt động xuyên quốc gia, bên cạnh đó, là các định chế có qui mô vừa chủ yếu đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính trong nƣớc và phát triển các tổ chức tài chính vi mô nhằm góp phần tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2050.

- Ngân hàng Nhà nƣớc thực sự là ngƣời cầm lái trên thị trƣờng tiền tệ, chủ động trong các quyết sách của mình, tạo dựng môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát triển.

- Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc hoàn thiện theo hƣớng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trƣờng tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế. Trong đó, năng lực thanh tra giám sát đƣợc nâng cao lên một cấp độ mới đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; các qui định thanh tra, giám sát thận trọng cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống; thanh tra, giám sát trên cơ sở dự báo và định lƣợng rủi ro, ứng dụng mô hình cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những bất ổn có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các Ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)