Kết luận thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp trung học cơ sở bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9) (Trang 81)

5 Kết luận chương 1

3.4Kết luận thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:

- Phân tích định tính. - Phân tích định lượng.

3.4.1 Phân tích định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là khả năng phát hiện, khám phá và giải quyết vấn đề, sự hình thành và chuyển di các liên tưởng, khả năng điều ứng để tìm tòi phát hiện kiến thức mới,... Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm (93) có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm, đó là:

75

- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học Toán. Điều này được giải thích là do

học sinh chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức thay vì tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, học sinh ngày càng tin tưởng vào năng lực của bản thân vì lượng kiến thức thu nhận được là vừa sức.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt

hoá của học sinh tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do giáo viên đã chú ý

hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- Việc ghi nhớ thuận lợi hơn. Điều này được giải thích các kiến thức mà các

em học được là do các em tự khám phá, phát hiện ra.

- Học sinh học tập ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích trên lớp

giáo viên đã chú ý bồi dưỡng cho các em một số năng lực khám phá kiến thức mới, các vấn đề cần khám phá lại thường nằm ở các tiết luyện tập, ôn tập hay bài tập về nhà.

- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc

lộ kiến thức của chính mình. Điều này là do trong quá trình dạy học, giáo viên

yêu cầu học sinh phải tự phát hiện và tự giải quyết một số vấn đề, học sinh được tự trình bày kết quả làm được.

3.4.2 Phân tích định lượng

Việc phân tích định lượng dựa trên bài kiểm tra được học sinh thực hiện khi kết thúc đợt thực nghiệm.

Sau đây là nội dung đề kiểm tra: kiểm tra (thời gian 45 phút)

Câu 1: Giải phương trình :

a. (x-3)2 = 4

b. 4x2 - 2 3x = 1- 3

c. 6x2 + x + 4 =0

Câu 2: Không giải phương trình, dùng hệ thức Viet, hãy tính tổng và tích các nghiệm của mỗi phương trình

b. 1,4 x2 + 3x +1 =0 c. 4x2 + 3x +1 =0

Câu 3: Cho phương trình x2 – 2(m+3)x +m2 +3 =0

a. Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm là x=2

b. Với giá trị nào của m thì phương trình có hai nghiệm phân biệt?

c. Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm kép? Tìm nghiệm kép đó.

Dụng ý sư phạm của bài kiểm tra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra việc nắm vững các tài liệu toán học một cách sâu sắc.

- Kiểm tra kĩ năng khát quát hóa, khả năng vận dụng tính tương tự vào trong việc khám phá ra cách giải quyết bài toán.

- Kiểm tra việc khám phá ra thuật giải của bài toán tổng quát dựa trên một lớp các bài toán có cách giải tương tự.

Qua phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng. Đề kiểm tra thể hiện được dụng ý: khảo sát khả năng lực khám phá kiến thức của học sinh.

Bảng đánh giá định lượng Điểm Lớp 0 1 2 3 3.5 4 5 6 6.5 7 8 9 Tổng số bài Đối chứng 0 0 0 0 2 1 15 14 4 5 0 0 41 Thực nghiệm 0 0 0 0 0 1 10 11 7 8 1 2 40

Lớp Đối chứng: Yếu 7,3%; Trung bình 70.7%; Khá 22%; Giỏi 0%.

Lớp Thực nghiệm : Yếu 2.5%; Trung bình 52.5%; Khá 37.5%; Giỏi 7,5%.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp trung học cơ sở bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9) (Trang 81)