3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách trung tâm thủđô Hà Nội khoảng 32 km về phía Nam. Có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Đông giáp sông Hồng (bên kia sông là các xã thuộc huyện Khoái Châu và xã thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên).
Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Phía Bắc giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Oai. Phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Phú Xuyên có 28 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn: Thị trấn Phú Xuyên, thị trấn Phú Minh và 26 xã nông thôn.
Về giao thông: Có tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tuyến đường bộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện Phú Xuyên, trên địa bàn huyện còn có các tuyến tỉnh lộ chạy qua như tỉnh lộ 428, tỉnh lộ 429. Với vai trò cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam thủ đô Hà Nội, huyện Phú Xuyên có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản và là địa bàn tiêu thụ một khối lượng đáng kể hàng tiêu dùng sản xuất ở nội thành. Bên cạnh đó, nông thôn Hà Nội còn có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà Nội là trung tâm đầu não của đất nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Huyện Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mặt nước biển 1,5-6m. Địa hình dốc dần từĐông Bắc xuống Tây Nam. Lãnh thổ của huyện có thểđược chia thành 2 vùng:
Vùng phía Đông đường 1A gồm thị trấn Phú Minh và các xã: Văn Nhân, Thụy Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thủy, Đại Xuyên. Đây là các xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m.
Vùng phía Tây đường 1A gồm thị trấn phú Xuyên và các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp, trũng và không có phù sa bồi đắp hằng năm, đất đai có độ chua cao nên cây trồng chủ yếu là lúa 2 vụ.
3.1.1.3. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu lấy từ sông Hồng, sông Nhuệđược khai thác qua các trạm bơm. Nước sông Hồng có lượng phù sa cao, chất lượng tốt, thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng.
Tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt.
3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết
Mang đặc điểm của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Một năm chia làm 2 vụ rõ rệt là mùa nóng ẩm và mùa khô hanh. Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu vào cuối mùa nóng ẩm và đầu mùa khô hanh tạo ra một nền khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Nhiệt độ có sự khác biệt giữa các mùa. Mùa nóng nhiệt độ có thể tới 40oC, mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp có thể tới 7oC.
Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 1700mm, năm cao nhất đạt tới 2000 mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
vào tháng 7 và tháng 8. Mưa lớn và tập trung làm thiệt đến mùa màng của nông dân.
Hướng gió gồm: gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa lạnh, lạnh và ẩm ướt tháng 2 và 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, sương giá trong các tháng 12 và 1 song ít gây thiệt hại cho sản xuất.
Các đặc điểm khí hậu thời tiết tuy có gây ra nhưng khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống, nhưng cũng chính những đặc điểm khí hậu này lại cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa hạ, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân.
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện được chia thành 2 vùng rõ rệt:
Vùng phía Đông đường quốc lộ 1A (13 xã miền Đông của huyện): Gồm có đất phù sa được bồi hàng năm nằm ở ngoài đê sông Hồng và đất phù sa không được bồi hàng năm ở trong đê, rất thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, ngô.
Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A: Đất có địa hình thấp trũng, thành phần cơ giới nặng, thích hợp cho việc thâm canh lúa nước.
3.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Khu vực nông thôn có các di tích lịch sử, văn hóa và có nhiều đình chùa. Các lễ hội truyền thống hàng năm đã được tổ chức ở các thôn làng. Đặc biệt Phú Xuyên có một số làng nghề có thể khai thác dịch vụ du lịch làng nghề.
3.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường
Với thực tế vềđiều kiện tự nhiên như trên, Phú Xuyên có nhiều lợi thếđể khai thác những điều kiện tự nhiên hiện có để phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao, khí hậu, thuỷ văn điều hoà đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và bền vững. Phú Xuyên có điều kiện phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ như: giầy da, mây tre đan và một số nghề thủ công mỹ nghệ khác. Mặt khác, Phú Xuyên nằm trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy một nền kinh tế phát triển toàn diện. Tóm lại: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Phú Xuyên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.