- QĐ số 108/2009/QĐUBND ngày 29/09/2009 của UBND thành phố Hà Nội.
2.1 Đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng DHT 22.435,
(Trích QĐ số 104/QĐ-UBND ngày 07/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội)
Do đặc điểm của dự án được thực hiện trong giai đoạn có sự thay đổi về chính sách khi Hà Tây sát nhập về Hà Nội. Sự thay đổi về chính sách, dẫn tới sự thay đổi về giá bồi thường vềđất cụ thể như sau:
* Năm 2008:
Giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo QĐ số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội năm 2009. Theo đó, giá đất bồi thường trồng cây hàng năm là 54.000 đồng/m2; đất nuôi trồng thuỷ sản: 54.000 đồng/m2.
Do sự giao thoa về chính sách, Hà Tây sát nhập về Hà Nội, chính điều này đã làm giá đất trên thị trường tăng mạnh, với giá đất bồi thường là 54.000 đồng/m2 hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất cho rằng quá thấp so với mức chuyển nhượng trên thực tế, mặt khác do tâm lý của người dân chờ đợi sự thay đổi về chính sách bồi thường. Chính điều đó làm cho việc thực hiện chính sách bồi thường không thể thực hiện được.
* Năm 2009:
Khi Nghịđịnh số 69/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, UBND thành phố Hà Nội ban hành QĐ số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Giá đất được tính bồi thường vềđất khi Nhà nước thu hồi thực hiện theo QĐ số 124/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn Hà Nội năm 2010. Theo đó giá bồi thường đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
trồng cây hàng năm là 135.000 đồng/m2; đất nuôi trồng thuỷ sản là :135.000 đồng/m2; diện tích đất giao thông thuỷ lợi nội đồng do UBND xã Đại Xuyên quản lý được Nhà nước hỗ trợ vềđất là 135.000 đồng/m2 .
Người dân vẫn chưa hoàn toàn nhất trí với mức giá đất bồi thường, tới đầu năm 2012, UBND thành phố Hà Nội thay đổi lại diện tích thu hồi trong QĐ số 104/QĐ-UBND ngày 07/01/2012 điều chỉnh QĐ số 2812/QĐ-UBND ngày 24/07/2008. Khi đó, phương án bồi thường đang lấy ý kiến của nhân dân, được nhanh chóng bổ sung chỉnh sửa lại cho hợp lý, và được nhân dân ủng hộ. Theo đó, giá đất bồi thường được điều chỉnh theo QĐ số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định các loại giá trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012. Theo QĐ này, mức giá bồi thường vềđất trồng lúa là 135.000 đồng/m2; đất trồng cây hàng năm là 135.000 đồng/m2; đất nuôi trồng thuỷ sản là :135.000 đồng/m2. Diện tích đất giao thông thuỷ lợi nội đồng do UBND xã Đại Xuyên quản lý được Nhà nước hỗ trợ vềđất là 135.000 đồng/m2 .
Toàn bộ diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản, đất giao thông thuỷ lợi nội đồng do UBND xã Đại Xuyên quản lý, UBND huyện Phú Xuyên quyết định mức hỗ trợ bằng mức giá bồi thường. Số tiền hỗ trợ mà UBND xã Đại Xuyên nhận được, sẽ chuyển vào ngân sách của xã, được sử dụng để đầu tư công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã nơi bị thu hồi.
Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ vềđất là 90.755.195.715 đồng.
c) Nhận xét, đánh giá về giá đất bồi thường, hỗ trợ
Do dự án quốc lộ 1A không được bồi thường về đất, do đó phiếu điều tra không đánh giá được thông tin hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc dự án này tựđánh giá về tính hợp lý của bồi thường về đất. Do đó, phiếu điều tra chỉ tổng hợp đánh giá bồi thường vềđất của hộ gia đình bị Nhà nước thu hồi thuộc dự án khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.
Căn cứ vào 72 phiếu điều tra thực tế. Có 56 phiếu cho rằng giá bồi thường vềđất hợp lý, chiếm tỷ lệ 77,8%. Có 16 phiếu cho rằng không hợp lý, chiếm tỷ lệ 22,2% số phiếu được hỏi đánh giá phương án bồi thường vềđất là chưa hợp lý do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
giá bồi thường thấp hơn thực tế.
Trên cơ sở nghiên cứu về giá đất bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu, tôi có một số nhận xét, đánh giá như sau:
* Ưu điểm:
- Đây là hai dự án quan trọng, do đó đều được sự quan tâm chỉđạo sát sao của các cấp, các ngành ởđịa phương và thành phố. Nên những khó khăn vướng mắc đều được tháo gỡ, UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Phú Xuyên đã kịp thời ban hành văn bản về bồi thường GPMB trên địa bàn.
- Giá đất bồi thường, hỗ trợ đều tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Đất được sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng tiền theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm thu hồi.
- Toàn bộ diện tích đất thu hồi thuộc dự án mở rộng quốc lộ 1A cũ do UBND xã Châu Can quản lý, nên rất thuận lợi trong việc thực hiện công tác hỗ trợ vềđất.
* Khó khăn:
- Giá đất có sự thay đổi giữa tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Dễ gây tình trạng tranh chấp về giá đất, từđó phát sinh kiếu kiện trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB.
- Các hộ gia đình, không đồng ý với giá bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước. Nên trây ỳ theo số đông, trong khi chế độ chính sách về đền bù GPMB có sự thay đổi theo hướng tăng mức bồi thường, hỗ trợđã tạo điều kiện cho hộ gia đình không thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
- Giá đất được bồi thường thấp hơn nhiều lần so với thực tế, nên dễ xảy ra tình trạng khiếu nại công tác bồi thường GPMB.
3.4.2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản trên đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
Dự án mở rộng quốc lộ 1A cũ qua địa phận huyện Phú Xuyên là dự án mở rộng đường giao thông, thu hồi công trình dạng tuyến, do vậy, số hộ gia đình bị thiệt hại về tài sản, cây cối trên đất đều được bồi thường.
Hộ gia đình khi bị Nhà nước thu hồi đất thuộc dự án này, trên đất có công trình nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc được thì được nhận bồi thường theo mức thiệt hại thực tế của công trình đó. Nếu hộ gia đình đã đầu tư chi phí vào đất, bao gồm các chi phí nhưđổ nền, lát sân … thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, đơn giá bồi thường được tính theo QĐ số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội.
Bồi thường cây cối hoa màu trên đất theo đơn giá được quy định tại thông báo số 14/TB/STC-QLCS ngày 02/01/2009 của Sở Tài chính thông báo đơn giá làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ, cây cối hoa màu, vật nuôi trên đất, mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009. Theo đó mức giá bồi thường hoa màu, vật nuôi cho hộ gia đình căn cứ vào số lượng kiểm kê thực tế; bồi thường 01 vụ lúa đối với diện tích đất nông nghiệp đang sản xuất là: 8.000 đồng/m2 ; bồi thường vật nuôi dưới nước đối với diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 2.000 đồng/m2.
Tổng số tiền bồi thường cây cối hoa màu, vật nuôi trên đất, vật nuôi dưới nước là: 36.907.000 đồng. Tổng số tiền bồi thường công trình kiến trúc trên đất, chi phí đầu tư vào đất là: 13.843.900.000 đồng.
* Đánh giá thông qua phiếu điều tra
Trong số 35 phiếu điều tra ngẫu nhiên dự án mở rộng quốc lộ 1A. Hộ gia đình tự đánh giá mức độ phù hợp về phương án bồi thường hoa màu trên đất có tỷ lệ 85,7% số phiếu cho rằng hợp lý. 14,3% số phiếu cho rằng chưa hợp lý, do giá bồi thường hoa màu trên đất là thấp hơn so với mức thiệt hại thực tế.
Đánh giá về mức độ phù hợp về phương án bồi thường tài sản trên đất và chi phí còn lại có tỷ lệ 82,8% số phiếu cho rằng hợp lý. 17,2% số phiếu cho rằng chưa hợp lý, do giá bồi thường chưa phù hợp với mức thiệt hại thực tế của hộ gia đình đã xây dựng trước đó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Bảng 3.8: Bảng đánh giá mức độ hợp lý của phương án bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng quốc lộ 1A cũ
TT T Đối tượng đánh giá Đánh giá hợp lý Đánh giá không hợp lý Nguyên nhân, ý kiến Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Bồi thường về hoa màu trên đất
30 85,7 5 14,3 - Mức giá bồi
thường thấp 2 Bồi thường tài sản và
chi phí trên đất còn lại
29 82,8 6 17,2 - Mức giá bồi
thường thấp
Nguyên nhân số phiếu không đồng ý với phương án bồi thường hỗ trợ hoa màu, tài sản và chi phí còn lại trên đất chủ yếu là giá bồi thường chưa hợp lý, thấp hơn so với thực tế.
b) Dự án 2: Khu công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội giai đoạn 1
Toàn bộ diện tích đất thu hồi là diện tích đất nông nghiệp, do vậy, Trung tâm phát triển quỹđất huyện Phú Xuyên tiến hành kiểm kê toàn bộ các loại cây trồng hoa màu, cây cối trên đất bị thu hồi. Do đặc thù của dự án là kéo dài trong nhiều năm, trong thời gian đó có sự thay đổi về chính sách thực hiện công tác bồi thường, do đó xem xét bồi thường hoa màu, cây cối trên đất như sau:
* Năm 2008
Đơn giá bồi thường cây cối hoa màu trên đất được thực hiện theo thông báo số theo thông báo số 14/TB/STC-QLCS ngày 02/01/2009 của Sở Tài chính thông báo đơn giá làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ, cây cối hoa màu, vật nuôi trên đất, mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009. Mức giá bồi thường 01 vụ lúa tẻ là 5.500 đồng/m2 và mức giá bồi thường 01 vụ lúa nếp là 8.000 đồng/m2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
Đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu trên đất được thực hiện theo thông báo số 6338/STC-BG ngày 31/12/2009 của Sở Tài chính Hà Nội về đơn giá bồi thường, hỗ trợ GPMB các loại cây, hoa màu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010. Theo thông báo này, mức giá bồi thường 01 vụ lúa tẻ là 5.500 đồng/m2 và mức giá bồi thường 01 vụ lúa nếp là 8.000 đồng/m2.
Do có sự thay đổi về diện tích thu hồi, phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có sự thay đổi. Năm 2012, phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi được nhân dân nhất trí đồng ý. Khi đó, trong phương án bồi thường hỗ trợ, đơn giá bồi thường cây cối hoa màu trên đất, được thực hiện theo thông báo số 6323/STC-BG ngày 29/12/2011 của Sở Tài chính về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố năm 2012. Theo thông báo này, mức giá bồi thường 01 vụ lúa tẻ là 7.000 đồng/m2 và mức giá bồi thường 01 vụ lúa nếp là 10.000 đồng/m2.
Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ hoa màu trên đất là: 5.907.731.904 đồng.
* Đánh giá thông qua phiếu điều tra
Trong số 72 phiếu điều tra thuộc dự án khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, hộ gia đình thu hồi đất tự đánh giá mức độ hợp lý về bồi thường hoa màu trên đất, có 62 phiếu cho rằng hợp lý chiếm tỷ lệ 86,1%. Số phiếu cho rằng không hợp lý về phương án bồi thường hoa màu trên đất là 10 phiếu chiếm tỷ lệ 13,9% tổng số phiếu điều tra thuộc dự án này. Lý do là mức giá bồi thường hoa màu trên đất không phù hợp với mức thiệt hại hoa màu thực tế.
Trên cơ sở nghiên cứu về giá bồi thường hoa màu, tài sản và chi phí còn lại trên đất tại 02 dự án nghiên cứu tôi có một số nhận xét, đánh giá như sau:
* Ưu điểm:
- Giá bồi thường đều tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
* Khó khăn, tồn tại:
- Giá bồi thường hoa màu, tài sản và chi phí trên đất còn lại thấp hơn nhiều lần so với thực tế, nên dễ xảy ra tình trạng khiếu nại công tác bồi thường GPMB.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 3.4.2.5. Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ
a) Dự án 1:Mở rộng quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Phú Xuyên
Do đặc thù của dự án thu hồi đất hành lang phục vụ cho mở đường giao thông, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp sau khi công bố lộ giới giao thông, do đó hộ gia đình bị thu hồi đất không được bồi thường vềđất. Vì không đủđiều kiện quy định được hưởng chính sách về bồi thường, theo quy định của QĐ 18/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, nên toàn bộ 135 hộ gia đình đều không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thu hồi.
Riêng trường hợp, hộ gia đình có mộ thuộc khu vực dự án đi qua tự thực hiện di chuyển để công tác GPMB đẩy nhanh tiến độ. Thì được hưởng mức hỗ trợ di chuyển theo QĐ số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội, mức hỗ trợ là 5.300.000 đồng/ngôi mộ chưa cải táng.
b) Dự án 2: Khu công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội
Hộ gia đình bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án này được hưởng đồng thời các mức hỗ trợ sau:
1/ Hỗ trợổn định đời sống và sản xuất;
2/ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; 3/ Hỗ trợ thưởng bàn giao mặt bằng.
* Năm 2008
Hộ gia đình bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án được hưởng mức hỗ trợ theo QĐ số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008:
- Mức hỗ trợổn định đời sống và sản xuất được tính: 35.000 đồng/m2. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là : 30.000 đồng/m2. - Mức hỗ trợ, thưởng bàn giao mặt bằng là 3.000 đ/ m2, nhưng tối đa không quá 3.000.000 đồng/ hộ gia đình.
Khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất, thì được hỗ trợ 01 lần để chuyển đổi nghề nghiệp và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
tạo việc làm bằng việc giao đất ở hoặc bán nhà chung cư hoặc được nhận bằng tiền. Diện tích giao đất ởđối với khu vực xã đồng bằng là 80m2.
Khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được hưởng hỗ trợđời sống, học tập và đào tạo nghề tại QĐ số 58/QĐ-UB ngày 22/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội.
* Năm 2009:
Hộ gia đình bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án được hưởng mức hỗ trợ theo QĐ số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009:
- Mức hỗ trợổn định đời sống và sản xuất được tính theo từng nhân khẩu.