Thực trạng quản lý đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 52)

3.2.1.1. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch: Huyện đã xây dựng quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn toàn xã thuộc huyện giai đoạn từ năm 2011 - 2020, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác giao đất,cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trển địa bàn huyện.

Công tác kế hoạch: Từ năm 1995 đến nay, hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất đai làm cơ sơđể thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chếở một số loại đất.

3.2.1.2. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất

Thực hiện luật đất đai và Nghịđịnh 64/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao đất lâu dài ổn định cho nhân dân, huyện uỷ, UBND huyện Phú Xuyên đã chỉđạo các xã thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân với quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất. Đất nông nghiệp đã đã giao sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình đạt 100%.

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, từ năm 2004 đến nay UBND huyện đã ban hành 122 Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở và cho thuê đất với diện tích 88,38 ha. Trong đó:

- Chuyển mục đích sang đất ở: 110 Quyết định, diện tích 77,54 ha.

- Chuyển mục đích sang cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất: 12 Quyết định, với diện tích 10,84 ha.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi: từ năm 2004 UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành 319 Quyết định chuyển mục đích sang nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 151,95 ha.

Huyện Phú Xuyên đã tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, thực hiện công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án lớn của thành phố và huyện như dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A, các dự án xây dựng khu công nghiệp. Nhìn chung khó khăn tồn tại lớn nhất trong công tác thu hồi đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổ chức thực hiện công tác đền bù do nhận thức của người dân cũng như một số bất cập trong các văn bản pháp luật.

Các chính sách pháp luật quản lý về đất đai được Nhà nước ban hành bổ xung liên tục đã điều chỉnh được những bất cập, tồn tại, tại địa phương, làm cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn cũng như phục vụ tốt cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thực hiện điều 22 Nghị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ) và tại điều 11 của Quyết định 112/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất, UBND thành phốđã áp dụng mức trợ bằng 1,5 - 2 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi cho các huyện và Thành phố, chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc “khơi thông”, đẩy nhanh tiến độ GPMB tại các dự án có đất cần thu hồi sau 01/10/2009, đặc biệt với những dự án dạng tuyến, có diện tích thu hồi ít như: Đường giao thông, đê điều, đường điện.

3.2.1.3. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cùng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND huyện Phú Xuyên chỉđạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn lập, hoàn thiện hệ thống sổ sách theo quy định, cụ thể: Từ năm 2004 trở về trước triển khai, hoàn thiện 132 quyển sổ mục kê, sổđịa chính 600 quyển, sổ theo dõi biến động 19 quyển theo hướng dẫn tại Thông tư 364 của Tổng cục Địa chính; từ năm 2005 thực hiện theo Luật Đất đai2003, sổđịa chính 93 quyển, theo dõi biến động 19 quyển. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2004 đến nay UBND huyện chỉđạo cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động dịch vụ công vềđất đai, cụ thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 41807 giấy, trong đó năm 2004 cấp 2807 giấy; năm 2005 cấp 11474 giấy; năm 2006 cấp 6219 giấy; năm 2007 cấp 12854 giấy; năm 2008 cấp 3327 giấy; năm 2009 cấp 3336 giấy; năm 2010 cấp 1790 giấy. Công tác đăng ký chế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất từ khi thành lập Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện được 5123 hồ sơ, cụ thể: Năm 2006 thực hiện xác nhận 1041 hồ sơ; năm 2007 xác nhận 1161 hồ sơ; năm 2008 xác nhận 897 hồ sơ; năm 2009 xác nhận 776 hồ sơ; năm 2010 xác nhận 1240 hồ sơ.

3.2.1.4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

là hoạt động được huyện tổ chức thường xuyên thông qua các biện pháp tuyên truyền để mọi người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. UBND huyện chỉđạo chính quyền địa phương và các ngành theo dõi sát sao tình hình sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cũng là một biện pháp tích cực để người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền của mình.

3.2.1.5. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Qua thống kê, theo dõi cho thấy: lượng đơn ngày một tăng, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, trong đó số lượng đơn liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường chiếm khoảng 70% tổng số đơn thư phải giải quyết thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND huyện.

Do có sự tập trung cao trong công tác giải quyết, nên cơ bản đã giải quyết dứt điểm những vụ việc phát sinh, không để kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân. Hầu hết các đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết đều đảm bảo đúng đối tượng, đúng luật, khách quan và công bằng.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)