Thực tiễn việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 36)

thành phố Hà Nội

Ban chỉ đạo GPMB đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác GPMB năm 2013. Theo đó, các quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố năm 2013 đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền cho 22.988 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại các dự án, chi trả hơn 6.127 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ. UBND các quận, huyện, thị xã cũng đã ban hành 570 quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo thẩm quyền và chỉ buộc phải tiến hành cuộc cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ thi công đối với 275 hộ cố tình kéo dài thời gian tại 16 dự án. Thành phố cũng đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng cho 1.033 hecta đất tại 209 dự án. Trong vòng 4 năm gần đây (2010 – 2013) các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tổng số 936 dự án. Trong đó, riêng 9 tháng đầu năm 2013 là 226 dự án. Qua đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội phát hiện 41 dự án chưa triển khai do

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

quyết định hết hiệu lực, các chủ đầu tư không liên hệ với địa phương để thực hiện. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành xử phạt hoặc trình UBND thành phố Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền 14 quyết định với tổng số tiền 122 triệu đồng đối với các dự án có dấu hiệu vi phạm luật đất đai. So với năm 2012 diện tích đất bị thu hồi xấp xỉ 8 triệu m2đất thì năm 2013 tổng diện tích đất bị thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng hơn 10 triệu m2đất. Trong quá trình thực hiện GPMB đã có một số địa bàn quận, huyện có kết quả thực hiện công tác thu hồi đất GPMB tốt, với diện tích thu hồi đạt khối lượng cao ví dụ như quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, huyện Thạch Thất, huyện Đan Phượng.

Công tác GPMB được triển khai đồng bộ, hợp lý tạo động lực cho thành phố hoàn thành mục tiêu chung của đất nước tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Năm 2013 thành phố đã hoàn thành thu hồi GPMB 49,12ha tại các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là những công trình được CP và thành phố chốt tiến độ phải hoàn thành công tác thu hồi đất tại nhiều dự án trọng điểm, như đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường vành đai 1.

Tuy nhiên, khó khăn trong công tác GPMB còn tồn tại như: Tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, không chấp hành quy định của Nhà nước khi có quyết định thu hồi đất trong năm qua biến động không ngừng. Nguyên nhân phát sinh từ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, đất quốc phòng an ninh hoặc đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, do cơ quan có thẩm quyền quy định về giá đất thường xuyên thay đổi nâng giá theo quy luật, theo thời gian và giá đất biến động thực tế trên thị trường làm cho tình trạng giá đất không ổn định. Tiền bồi thường thiệt hại về đất cho tổ chức, hộ gia đình – cá nhân giao đất sớm lại nhận tiền đền bù thấp hơn hộ giao đất muộn vì giá đất đền bù luôn thay đổi theo thời gian và giá mới thường cao hơn so với giá cũ. Đa số hộ được bồi thường về đất đều cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

rằng bồi thường đó là không thỏa đáng đặc biệt là đối với đất ở.

Thông thường đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp gây ra bất ổn định trong đời sống xã hội. Giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho những người dân bị thu hồi đất canh tác, mất đất sản xuất nông nghiệp vừa mang tính kinh tế, tính chính trị của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Với lý do đó, việc bồi thường và hỗ trợ sau khi thu hồi đất, tổ chức lại đời sống cho nông dân có đất bị thu hồi là một hoạt động quan trọng và là tiền đề của sự phát triển. Những năm qua, mặc dù Nhà nước và địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể trong việc bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợổn định sản xuất sau khi bị thu hồi đất, nhưng trên thực tế 50% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đã bị thu hồi đất, 20% chuyển sang nghề mới và có tới 30% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, dẫn tới hậu quả là lực lượng lao động vùng nông thôn thiếu và không có việc làm. Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn, mặc dù người nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, và được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thểổn định được cuộc sống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện phú xuyên thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)