Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Phú Xuyên đều thực hiện theo tinh thần quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
thành phố Hà Nội, mặc dù quyết định có hiệu lực và thi hành trong 5 năm nhưng mỗi dự án lại có sự khác biệt, do đó việc thực hiện công tác GPMB còn gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thực hiện.
Mặt khác đội ngũ cán bộ GPMB chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa linh hoạt, nên tồn tại nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Giá cả, thị trường đất đai, vật liệu xây dựng luôn biến động, diễn biến phức tạp nên khó khăn trong việc xác định giá bồi thường gần sát với thực tế, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và người dân bị mất đất.
Công tác vận động còn yếu, cán bộ thực hiện công tác GPMB chưa thực sự gần dân cùng với người dân sản xuất thuần tuý về nông nghiệp, trình độ hiểu biết về chính sách, chếđộ bồi thường còn nhiều hạn chế. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB.
Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều tồn tại, nên chưa thực sự thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, nhất là các dự án lớn. Bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư còn chậm, gây nhiều lãng phí trong công tác tổ chức thực hiện nên chưa lấy được lòng tin của nhân dân nhất là đối tượng bị thu hồi đất. Đối tượng và điều kiện được nhận bồi thường, hỗ trợ còn tồn tại sai sót, vì vậy: nhiều dự án tình trạng khiếu nại, kiếu kiện về đất đai kéo dài. Để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợđầy đủ và phù hợp với thực tiễn, cần nhanh chóng khắc phục hạn chế còn tồn tại trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB hiện nay.