● Về xử lý tài sản thế chấp: Ngân hàng Nhà nước quy định nếu sau thời hạn trả nợ cuối cùng là 10 ngày, bên vay không trả được nợ thì Ngân hàng làm đơn đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn. Mặt khác, trong thủ tục cho vay ràng buộc bên vay bằng một hợp đồng thế chấp tài sản có ghi: “nếu không trả nợ gốc và lãi thì ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ...”. Như vậy người vay tự nguyện mang tài sản thế chấp hợp pháp đến vay vốn đã cam kết với Ngân hàng bằng đảm bảo. Ngân hàng làm bản thông báo công khai trước hết dành quyền ưu tiên cho người có tài sản thế chấp đó được mua lại tài sản đó theo đánh giá của Hội đồng định giá. Sau 10 ngày nhận được thông báo, nếu chủ tài sản không mua thì Ngân hàng sẽ có quyền bán cho người khác tùy thuộc vào tình hình cụ thể
Như vậy, Ngân hàng có thể tự phát mại tài sản đó, mà không phải xin ý kiến của các cơ quan Nhà nước khác có cho phép hay không
● Về nâng cao chất lượng thông tin: một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các Ngân hàng thương mại là sự thiếu thông tin cần thiết và chính xác từ phía khách hàng, từ thị trường và từ dự án. Vì vậy, Trung tâm thông tin tín dụng CIC cần thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng và nâng cấp công nghệ nhằm phục vụ công tác thông tin khách hàng cho hệ thống ngân hàng một cách tốt nhất
● Về mức lãi suất: Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng hai mức lãi suất khác nhau cho nợ quá hạn chia theo hai nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì sẽ là không công bằng nếu doanh nghiệp khi nợ quá hạn phải trả mức lãi suất cao gấp 1,5 lần mà nguyên nhân gây nên là do yếu tố bên ngoài như sự thay đổi của cơ chế chính sách của Nhà nước, hay do những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh.