Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Tiên Phong (Trang 67)

Thứ nhất: Trong quy trình xét duyệt cho vay, Chi nhánh TPB còn phải chịu nhiều áp lực và khá cứng nhắc trong việc áp dụng các quy định của ngân hàng Nhà Nước

TPB cũng như nhiều ngân hàng khác đều thận trọng với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn bởi phải lo tới vấn đề thanh khoản và cơ cấu tài sản của mình, nên TPB thường đưa ra một tỷ lệ vốn nhất định dành cho các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn trên tổng vốn cho vay với nền kinh tế.Một khi tỷ lệ vốn này đã được sử dụng gần hết thì các chi nhanh lại càng phải thắt chặt tín dụng trung và dài hạn

Áp lực càng trở nên lớn hơn khi Ngân hàng Nhà nước siết chặt việc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo quy định này, các Ngân hàng thương mại chỉ được dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Phần lớn vốn huy động vào đều có kỳ hạn dưới 1 năm, trong khi vay trung hạn cũng phải 1 -5 năm, dài hạn là trên 5 năm nên việc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là khá mạo hiểm và có tỉ lệ rủi ro cao

Thứ hai: Công tác Marketing ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong chưa được coi trọng đúng mức, ngân hàng chưa có nhiều các biện pháp Marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Thứ ba: Cạnh tranh gay gắt về lãi suất, chất lượng dịch vụ và các sản phẩm tiện ích từ các Ngân hàng lớn đã cổ phần hóa của Nhà nước như ngân hàng công thương, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển …, Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng TMCP khác cũng khiến Ngân hàng Tiên Phong gặp khó khăn khi thu hút khách hàng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Thứ tư: Ngân hàng thiếu những thông tin trung thực về khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới. Ngân hàng thường phải tự tìm hiểu thông tin của khách hàng trong khi nguồn thông tin từ CIC với các khách hàng mới chưa cập nhật đầy đủ, thông tin do khách hàng cung cấp chưa đảm bảo tính trung thực và chính xác. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng khách hàng cũng như chính khách hàng khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

Thứ năm: Môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay chưa thật tốt, các quy định còn nhiều ràng buộc không cần thiết khiến các ngân hàng phải điều chỉnh gò ép theo quy định. Việc ban hành Luật Ngân hàng và Các Tổ chức tín dụng triển khai chậm dẫn tới khung pháp lý chính thức cho các Ngân hàng hoạt động chưa đồng bộ, đôi lúc ngân hàng Nhà Nước ban hành các quy định mang tính ép buộc, cưỡng chế các ngân hàng phải thực hiện theo, mặc dù tình hình kinh tế trong nước thời kỳ đó diễn biến bất lợi

Thứ sáu: Một số yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô gây tác động không tốt đến hoạt động của Ngân hàng thời gian qua như: suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, các thị trường tài chính tăng trưởng quá nóng dẫn đến đổ vỡ lạm phát cao, lãi suất, tỷ giá hối đoái bất ổn… Chính các nhân tố này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc Ngân hàng giới hạn tín dụng trung và dài hạn mức thấp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

TIÊN PHONG

3.1 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mạicổ phần Tiên Phong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Tiên Phong (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w