a) Cho vay, dư nợ trung và dài hạn.
Năm 2008, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn/trung và dài hạn bình quân của Chi nhánh là 62%- 34%-4%. Đến năm 2009, tỷ lệ này là 32%-38%-30%, đến 2010 thì tỉ lệ này là 60% -28%-12%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã có xu hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn, trong hai năm đầu nhưng đến năm 2010 đầu năm 2011 thì hạn chế cho vay trung và dài hạn mở rộng cho vay ngắn hạn.
Bảng số liệu dưới đây cho thấy cơ cấu cho vay của Chi nhánh Hà Nội đã thay đổi rõ rệt trong 3 năm 2008-2009-2010. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm rồi lại tăng, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn giảm đi. Thế nhưng trong cuối năm 2010 đầu năm 2011 thì hoạt động tín dụng lại thắt chặt cho vay trung và dài hạn mở rộng cho vay ngắn hạn. Do tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới kèm theo đó là tình hình lạm phát tăng cao nên đẩy lãi suất huy động tăng cao. Nếu lãi suất huy động tăng kèm theo đó là lãi suất cho vay tăng, giá cả sẽ ngày càng tăng cao Hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với các khách hàng của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng được chỉ đạo thắt chặt năm 2008 nhưng bất ngờ lại tăng đột ngột dư nợ cho vay trung và dài hạn trong năm 2009 (do yêu cầu hỗ trợ lãi suất với doanh nghiệp của Chính phủ). Điều này là rất mạo hiểm trong tình hình tài chính còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ sau khủng hoảng.
Bảng 2.11: Tình hình cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân của Chi nhánh Hà Nội
(Đơn vị: tỷ đồng)
Cho vay tổ chức kinh tế
& cá nhân 2008 2009 2010 Dư nợ 1035 1426.32 2264 Ngắn hạn 641.7 456.42 1358.4 Tỷ trọng ngắn hạn (%) 62% 32% 60% Trung hạn 351.9 542 633.92 Tỷ trọng trung han (%) 34% 38% 28% Dài hạn 41.4 427.9 271.68 Tỷ trọng dài hạn (%) 4% 30% 12%
Chi nhánh Hà Nội
(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh Chi nhánh Hà Nội )
Giai đoạn 2008-2009, thu nhập thực tế của đại bộ phận dân cư và doanh nghiệp bị giảm sút do suy thoái kinh tế và lạm phát cao, ảnh hưởng lớn tới việc thanh toán nợ cho ngân hàng. Chi nhánh TPB Hà Nội theo chỉ đạo chung trên toàn hệ thống, đã tiến hành tính toán lại hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trung và dài hạn (về tiến độ, khai thác công trình, nguồn vốn…). Năm 2009, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp vay vốn, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên đáng kể, chiếm tới 68% tổng dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá nhân nên các ngân hàng thương mại buộc phải sử dụng nhiều hơn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đã khống chế tỷ lệ nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở mức 30% thay vì 40% như trước.
b)Dư nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế. bảng thêm
Ngân hàng TMCP Tiên Phong vốn có quan hệ hợp tác với nhiều Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước. Đây cũng là các khách hàng thường xuyên và được khuyến khích của Ngân hàng. Chi nhánh Hà Nội thực hiện trách nhiệm của một Chi nhánh cấp 1 cũng hướng tới các khách hàng là Các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như một thị trường an toàn, có thể kể đến là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam; Tổng Công ty Sông Đà và các đơn vị thành viên; Tổng công ty Khai thác và Thăm dò Dầu khí PEVP; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT; Tập đoàn Điện lực EVN; Tổng công ty Vinaconex và các đơn vị thành viên…
Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng cao (thường chiếm đến 65%)được thể hiện qua bảng dưới đấy Thực tế cho thấy đầu tư trung và dài hạn vào khu vực ngoài quốc doanh, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp có tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Giá của tài sản thế chấp luôn biến động, có thể lúc đánh giá là cao nhưng khi phát mại thì giá của tài sản lại ở mức thấp. Hơn nữa, công ty ngoài quốc doanh (trừ một số công ty liên doanh nước ngoài) thường có quy mô nhỏ và vừa, công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức, trình độ của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, rủi ro xảy ra đối với thành phần kinh tế này rất
cao. Tuy nhiên, những rủi ro này cũng có thể xảy ra đối với thành phần kinh tế quốc doanh (điển hình là vụ việc của Tập đoàn Vinashin thời gian qua).
Bảng 2.12 : Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế của chi nhánh Hà Nội
( Đơn vị tính %)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh nghiệp quốc đoanh
55 64.5 72.1
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
45 35.5 27.9
(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh Chi nhánh Hà Nội )
Đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam là rất năng động trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng còn làm ăn manh mún, thiếu vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, công nghệ lạc hậu. Đòi hỏi cải tiến công nghệ và nâng cao năng suất để cạnh tranh khiến nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của các doanh nghiệp là rất lớn. Thị trường khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ngày càng được Ngân hàng hướng đến như một thị trường mục tiêu. Do vậy, với số lượng đến 90% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, Ngân hàng cần tận dụng khai thác triệt để thị trường này trong thời gian tới.
c) Dư nợ theo ngành kinh tế.
TPB đã nhận định rằng, việc tập trung dư nợ lớn vào một số khách hàng, nhóm khách hàng sẽ gặp khó khăn khi thị trường có những biến động bất lợi cho nhóm ngành và nhóm khách hàng đó. Do vậy, TPB tiếp tục thực hiện định hướng giới hạn quy mô tín dụng theo từng khách hàng, nhóm khách hàng để phân tán rủi ro.
Cơ cấu giới hạn tín dụng của TPB đối với một số ngành kinh tế và lĩnh vực cơ bản:
+ Hoạt động bất động sản : 9.67% + Dịch vụ lưu trú 10.1%
+Buôn bán các loại : 32.25%
+ Sản xuất thủy tinh, xi măng, vật liệu xây dựng 30.05% + Sản xuất kim loại, kim loại đúc sắt 3.22%
+ Nông nghiệp 2.9% + Lâm nghiệp 3%
+ Khai thác quặng kim loại và dịch vụ hỗ trợ 3.1%