Một đặc trưng cơ bản của các giống lúa khác nhau là quá trình sinh trưởng, phát triển về chiều cao cũng khác nhau Chiều cao cây lúa tăng dần

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 54)

- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất lúa của huyện Đô Lương; cụ thể tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương tỉnh

Một đặc trưng cơ bản của các giống lúa khác nhau là quá trình sinh trưởng, phát triển về chiều cao cũng khác nhau Chiều cao cây lúa tăng dần

trưởng, phát triển về chiều cao cũng khác nhau. Chiều cao cây lúa tăng dần từ khi bén rễ hồi xanh đến khi chín, giai đoạn đứng cái làm đòng đến khi trỗ bông là tăng nhiều nhất, chiều cao của lúa đạt tối đa khi trỗ bông.

Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm

Chỉ tiêu Động thái tăng trưởng chiều cao qua các thời kỳ (cm) Mạ nhánh rộĐến đẻ Đến đứng cái Đến chín Nhị ưu 986 (đ/c) 2,89ab 54,56c 89,78ab 112,22a AC5 2,56b 49,89d 87,89b 105,22b Nghi Hương 305 2,44bc 61,89a 92,11a 114,89a Bắc thơm 7 2,00c 58,33ab 74,89c 104,89b Hương thơm số 1 3,11a 55,22bc 72,44c 106,11b CV% 10,79 6,91 4,99 4,62 LSD0,05 0,4917 3,69 3,97 4,80

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì sai

khác ở mức α = 0,05

Bảng 3.10 cho thấy ở giai đoạn mạ chiều cao của các giống thì nghiệm so với đối chứng có sự khác nhau không đáng kể, chênh lệch tối đa không quá 1 cm. Giai đoạn để nhánh rộ giống Nghi Hương 305 đạt 61,89 cm, Bắc thơm 7 là 58,33 cm, Hương thơm số 1 là 55,22 cm, Nhị ưu 986 là 54,56 cm và AC5 là 49,89 cm,

giai đoạn đứng cái làm đòng giống Nghi Hương 305 đạt 92,11 cm, Nhị ưu 986 là 89,78 cm, AC5 là 87,89 cm Bắc thơm 7 là 74,89 cm, Hương thơm số 1 là 72,44 cm, giai đoạn chín, chiều cao cây của giống Nghi Hương 305 vẫn đạt cao nhất, chiều cao tối đa đạt được là 114,89 cm, tiếp đến là giống Nhị ưu 986 là 112,22 cm, chiều cao cây ở các giống Hương thơm số 1 (106,11 cm), AC5 (105,22 cm), Bắc thơm 7 (104,89 cm). Với chiều cao của các giống tham gia thí nghiệm thì hầu hết các giống lúa thí nghiệm như ta thấy ở trên đều có thể thâm canh tăng năng suất.

3.4.5. Khả năng chống chịu sâu, bệnh chính hại lúa

Sản xuất vụ Xuân ở vùng Nghệ An có đặc trưng, đầu vụ là giá rét, cuối vụ thì thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh, phát triển gây hại cho lúa. Việc người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu, bệnh không đúng quy trình, kỹ thuật dẫn đến tăng chi phí sản xuất đồng thời gây ra những ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái, làm giảm chất lượng nông sản, ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khoẻ con người. Những năm gần đây phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã được người dân quan tâm ứng dụng do đó đã làm giảm chi phí cho sản xuất cũng như bảo vệ được thiên địch có ích cho cây trồng, cân bằng môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 54)