- Đặc điểm khí hậu: Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 10 năm (từ năm 2003 đến năm 2013) của Trạm khí tượng nông nghiệp Đô Lương, cho thấy:
so với lượng mưa trung bình nhiều năm gần đây (tháng 01/2014 lượng mưa chỉ đạt 0,3 mm), do đó đã gây hạn hán trên diện rộng, những vùng bán sơn địa
chỉ đạt 0,3 mm), do đó đã gây hạn hán trên diện rộng, những vùng bán sơn địa không chủ động nước thì hầu như cây trồng bị chết hàng loạt, gây thất thu lớn cho sản xuất nông nghiệp; nhưng vùng thực hiện thí nghiệm hoàn toàn chủ động việc tưới tiêu nên mặc dù lượng mưa ít nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của lúa.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gieo trồng 5 giống lúa gồm: Nhị ưu 986; AC5; Nghi Hương 305; Bắc thơm 7 và Hương thơm số 1; trong đó giống Nhị ưu 986 là giống được gieo trồng chủ yếu ở Đô Lương để làm đối chứng.
Về nguồn gốc và đặc điểm của các giống thí nghiệm: • Giống lúa Nhị ưu 986
Nhị ưu 986 được lai tạo bởi tổ hợp lai Nhị 32A x Minh Khôi 986. Được Bộ nông nghiệp & PTNT cho phép nhập khẩu vào sản xuất tại Nghệ an từ năm 2005. - Là giống cảm ôn cấy được 3 vụ trong năm
- Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân từ 125 đến 130 ngày Vụ thu mùa từ 110 đến 115 ngày
- Chiều cao cây 100 đến 110 cm, cứng cây chống đổ tốt, đẻ nhánh khá, chịu thâm canh, bông dài 23 đến 24 cm, P.1000 hạt 26 đến 27 g, trung bình có 160 đến 170 hạt chắc/bông. Vỏ hạt có màu vàng sáng, hạt bầu, cơm mềm. Năng suất trung bình từ 75 đến 80 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 95 đến 100 tạ/ha.
- Phạm vi thích ứng rộng, chịu rét, chống chịu sâu bệnh hại tốt. • Giống lúa AC5
Giống lúa AC5 do Bộ môn Công nghệ sinh học, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tạo ra từ tổ hợp lai C70/CR203//10TGMS bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn kết hợp với chọn tạo dòng thuần truyền thống.
Quá trình lai tạo được tiến hành từ năm 1997 và từ năm 2003 đến năm 2004, giống được đưa đi khảo nghiệm tại mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia. Giống AC5 được công nhận cho sản xuất thử nghiệm vào tháng 11 năm 2005, và được công nhận là giống Quốc gia theo Quyết định Số 56/QĐ-BNN-TT ngày 08/01/2008 của Bộ NN&PTNT, hiện nay Công ty Vĩnh Hòa mua bản quyền phân phối tại các tỉnh Bắc trung bộ.
- Giống lúa AC5 có thời gian sinh trưởng trung bình (vụ Xuân từ 145 đến 150 ngày, vụ mùa từ 115 đến 120 ngày)
- Dạng cây hình chữ V, lá to trung bình, màu xanh nhạt, cây cao trung bình, đẻ khoẻ, bông to, hạt thóc dài màu vàng sậm, khối lượng 1000 hạt 24,0 g
- Năng suất khá cao từ 55 đến 70 tạ/ha, hạt gạo dài, trắng trong, bóng đẹp, hàm lượng amylose thấp <18%, cho cơm thơm ngon, dẻo, đậm.
- Giống có khả năng chống đổ và chịu rét khá, nhiễm nhẹ rầy nâu và đạo ôn. • Giống lúa Nghi hương 305
Giống lúa Nghi hương 305 là lúa lai 3 dòng do Cty Long Bình Tứ Xuyên Trung Quốc) lai tạo, Cty TNHH Phát triển Nông nghiệp Trường Giang (Quảng Ninh) nhập về khảo nghiệm qua 3 vụ (2 vụ năm 2008, vụ xuân 2009) tại các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Thanh Hoá, Thái Bình, Nghệ An.
Đây là giống lúa cảm ôn, có thể gieo cấy cả 2 vụ, vụ xuân từ 120 đến 125 ngày, vụ mùa từ 105 đến 110 ngày. Qua đánh giá khảo nghiệm từ các địa phương cho thấy, giống Nghi hương 305 cứng cây trung bình, chiều cao cây 110 cm, lá xanh đậm, lá đứng chịu thâm canh, đẻ nhánh trung bình 5,6 bông/khóm, độ thuần tốt, trọng lượng 1.000 hạt là 30,3g; số hạt trên bông đạt 163 hạt, năng suất từ 75 đến 80 tạ/ha.
Qua khảo nghiệm tại Trại Khảo nghiệm Văn Lâm (Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia) cho thấy, giống Nghi hương 305 ít sâu bệnh, không nhiễm đạo ôn, chịu hạn tốt, đẻ nhánh khoẻ; thời gian sinh trưởng ngắn hơn Khang dân 18 và Q5 khi gieo cấy cùng thời vụ. Hạt gạo trắng trong, chất lượng gạo ngon.
• Giống lúa Bắc Thơm 7
Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc. Được công nhận giống theo Quyết định số 1224 QĐ/BNN-KHCN, ngày 21 tháng 4 năm 1998. Bắc thơm 7 là giống lúa có thể gieo cấy được trong cả 2 vụ, thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là từ 135 đến 140 ngày, ở trà mùa sớm là từ 115 đến 120 ngày.
Chiều cao cây từ 90 đến 95 cm. Đẻ nhánh khá, trỗ kéo dài. Hạt thon nhỏ, màu vàng sẫm.
Chiều dài hạt trung bình: 5,86 mm. Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 2,95 mm. Khối lượng 1000 hạt: Từ 19 đến 20 g. Gạo có hương thơm. Cơm mềm, dẻo. Hàm lượng amylose (%): 13,0. Năng suất trung bình đạt từ 40 đến 45 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt từ 45 đến 50 tạ/ha. Khả năng chống đổ và chịu rét trung bình.
Là giống nhiễm nhẹ đến vừa với rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn. Nhiễm nặng với bệnh bạc lá (trong vụ mùa).
• Giống lúa Hương Thơm số 1
Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc. Được công nhận giống theo Quyết định số 123 QĐ/BNN-KHCN, ngày 16 tháng 1 năm 2004.
Hương thơm số 1 là giống lúa thơm ngắn ngày, gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là từ 130 đến 132 ngày, ở trà vụ Mùa là từ 105đến 110 ngày.
Chiều cao cây từ 95 đến 105 cm. Dạng cây gọn, có mùi thơm, đẻ nhánh khá, trỗ tập trung. Bông dài từ 22 đến 25 cm, bông có từ 110 đến 120 hạt chắc/bông)
Hạt nhỏ, màu vàng sẫm. Chiều dài hạt trung bình: 5,32 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,75 mm.
Khối lượng 1000 hạt: 24 đến 25 g. Gạo trong, cơm thơm, mềm, dẻo.
Hàm lượng amylose (%): 16,5. Năng suất trung bình từ 50 đến 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: Từ 70 đến 75 tạ/ha.
Khả năng chịu rét tốt và chống đổ trung bình khá. Chịu chua trung bình. Là giống kháng vừa với bệnh đạo ôn. Nhiễm vừa với bệnh bạc lá và bệnh khô vằn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa chất lượng của huyện Đô Lương
- Thu thập số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê của huyện. Số liệu khí tượng thuỷ văn lấy từ Trạm Khí tượng nông nghiệp Đô Lương, ...
- Điều tra tình hình sản xuất lúa chất lượng của nông dân. + Lập bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân.
+ Điều tra tại 3 hợp tác xã sản xuất lúa điển hình của huyện (Yên Sơn, Văn Sơn và Thịnh Sơn), mỗi hợp tác xã phỏng vấn 30 hộ phản ánh được tình hình sản xuất nông nghiệp của mỗi xã. Cách chọn hộ theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Lấy ý kiến của cán bộ địa phương như: Cán bộ khuyến nông, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao trồng tại huyện Đô Lương huyện Đô Lương
2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), mỗi công thức thí nghiệm là một giống được trồng trên 10m 2 và được lặp lại 3 lần tại xã Yên Sơn là xã trồng lúa điền hình của huyện.
Công thức thí nghiệm
Công thức Tên giống lúa
1 Nhị ưu 986 ( đối chứng) 2 AC5 3 Nghi Hương 305 4 Bắc thơm 7 5 Hương thơm số 1 Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ phía Nam
Dải bảo vệ phía Tây Dải bảo vệ phía Bắc 5 3 4 1 2 3 4 5 2 1 1 5 2 3 4
Dải bảo vệ phía Đông
- Đất làm thí nghiệm: Đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, được cày bừa kỹ, bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo giữ được cày bừa kỹ, bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo giữ nước trên ruộng.