Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 58)

- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất lúa của huyện Đô Lương; cụ thể tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương tỉnh

Qua Bảng 3.12 cho thấy độ thuần của các giống lúa tương đối đồng đều, tỷ lệ cây khác dạng không nhiều; độ cứng cây của lúa Bắc thơm 7 ở

3.4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

Năng suất lúa được quyết định bởi các yếu tố: Số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1000 hạt.

Để có năng suất cao cần phối hợp thực hiện tốt các khâu, từ chọn các giống có đặc tính đẻ nhánh nhiều có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, có tỷ lệ hạt chắc cao và có khối lượng 1000 hạt cao. Có các biện pháp kỹ thuật tác động tích cực đến các chỉ tiêu trên như mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời...

Như vậy muốn nâng cao năng suất của lúa chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành năng suất và có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm

nâng cao năng suất.

Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì yếu tố số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định bởi vì theo công thức tính năng suất lý thuyết trên thì đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến năng suất của lúa. Muốn có số bông nhiều trước tiên phải có số nhánh tối đa lớn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu phải cao, các yếu tố này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là đặc tính đẻ nhánh của từng giống lúa và các biện pháp kỹ thuật như mật độ cấy, lượng phân bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu.

Số hạt/bông: Để có số hạt trên bông cao cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng 5 (làm đòng) của cây lúa. Đây là thời kỳ bông nguyên thuỷ phân hoá, lớn lên để hình thành bông lúa với các gié và hoa hoàn chỉnh. Giai đoạn sinh trưởng này cần bổ sung lượng phân bón vô cơ (đạm urê, kali) cần thiết để quá trình phân hoá được thuận lợi quyết định số hạt trên bông nhiều.

Tỷ lệ hạt chắc: tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng đến năng suất của lúa chỉ đứng sau yếu tố số bông. Trong thực tiễn sản xuất tỷ lệ hạt lép thay đổi trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5 đến 10 %, có khi lên tới 15 đến 30 %, thậm chí có khi cao hơn 30 % hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh như nhiệt độ quá thấp (dưới 200C), nhiệt độ quá cao, ẩm độ không khí thấp (gió phơn tây nam), gặp mưa bão hoặc sâu, bệnh hại, ... đều ảnh hưởng tới tỷ lệ hạt chắc.

Để khắc phục các nguyên nhân trên công tác chọn giống cần chú ý chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép.

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố tác động đến năng suất, so với 2 yếu tố trên thì Khối lượng 1000 hạt ít biến động và nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của từng giống lúa.

Chỉ tiêu Giống Bông/m 2 Số hạt/ bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt lép (%) P 1000 hạt (g) Nhị ưu 986 (đ/c) 209,67 a 176,56 b 165,33 b 6,36 26,11 b AC5 168,44 b 185,89 a 173,78 a 6,51 23,89 b Nghi Hương 305 210,56 a 153,11 cd 137,89 d 9,94 29,89 a Bắc thơm 7 167,56 b 156,22 c 149,11 c 4,55 20,11 c Hương thơm số 1 168,89 b 147,78 d 138,89 d 6,02 25,33 b CV% 4,73 4,62 5,26 9,80 LSD0,05 8,36 7,23 7,68 2,34

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì sai

khác ở mức α = 0,05

Qua Bảng 3.14 cho thấy số bông trên đơn vị diện tích dao động từ 167,56 đến 210,56 bông/m2, có 2 giống có số bông nhiều nhất là giống Nhị ưu 986 (209,67 bông/m2) và Nghi hương 305 (210,56 bông/m2), các giống còn lại có số bông/m2 tương đương nhau.

Số hạt trên bông dao động từ 147,78 đến 185,89 hạt/bông. Các giống thí nghiệm có số hạt trên bông cao nhất là giống AC5 (185,89), tiếp đến là Nhị ưu 986 (176,56), Bắc thơm 7, Nghi Hương 305 và Hương thơm số 1.

Số hạt chắc trên bông của các giống thí nghiệm đạt từ 137,89 hạt chắc/bông ở giống Nghi hương 305 và cao nhất ở giống AC5 đạt 173,78 hạt chắc/bông. Số lượng hạt chắc cao và tỷ lệ hạt lép thấp ở các giống thí nghiệm, giao động từ 4,55 % đến 9,94 %. Nguyên nhân số hạt chắc cao là do thời kỳ trỗ bông và sau trỗ bông gặp thời tiết thuận lợi nên lúa thụ phấn và phát triển tốt.

Khối lượng 1000 hạt là đặc điểm của từng giống lúa, các yếu tố về môi trường ít tác động đến, tuy nhiên nếu bị sâu, bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá cũng làm cho khối lượng 1000 hạt giảm. Kết quả cho thấy khối lượng 1000 hạt của giống Nghi hương 305 (29,89 g/1000 hạt) cao hơn so với đối chứng (26,11 g/1000 hạt), các giống thí nghiệm còn lại có khối lượng 1000 hạt

tương đương và thấp hơn so với đối chứng.

Bảng 3.15. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống thí nghiệm Tên giống Năng suất lý thuyết

(tạ/ha)

Năng suất thực thu (tạ/ha) Nhị ưu 986 (đ/c) 90,63 a 70,89 a AC5 70,14 b 62,78 b Nghi Hương 305 86,87 a 71,33 a Bắc thơm 7 50,32 c 42,11 d Hương thơm số 1 59,27 c 50,67 c CV% 13,61 8,67 LSD0,05 9,28 4,93

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì sai

khác ở mức α = 0,05

Kết quả theo dõi và tính toán ở Bảng 3.15 cho thấy giống Nhị ưu 986 cho năng suất lý thuyết cao nhất (90,63 tạ/ha), tiếp đến là Nghi hương 305 (86,87 tạ/ha), AC5 (70,14 tạ/ha) và Hương thơm số 1 (59,27 tạ/ha), thấp nhất là giống Bắc thơm 7 chỉ đạt 50,32 tạ/ha.

Bảng 3.15 cho thấy năng suất thực thu của các giống thấp hơn hẳn so với năng suất lý thuyết. Năng suất thực thu đạt cao nhất ở các giống Nghi Hương 305 (71,33 tạ/ha) và Nhị ưu 986 (70,89 tạ/ha), tiếp đến là các giống AC5 (62,78 tạ/ha) và Hương thơm số 1 (50,67 tạ/ha), thấp nhất vẫn là giống Bắc thơm 7 chỉ đạt 42,11 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w