Một số chỉ tiêu quan sát chất lượng gạo của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 61)

- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất lúa của huyện Đô Lương; cụ thể tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương tỉnh

Qua Bảng 3.12 cho thấy độ thuần của các giống lúa tương đối đồng đều, tỷ lệ cây khác dạng không nhiều; độ cứng cây của lúa Bắc thơm 7 ở

3.4.9. Một số chỉ tiêu quan sát chất lượng gạo của các giống thí nghiệm

Chỉ tiêu chất lượng gạo được đánh giá bởi các chỉ tiêu quan sát và phân tích.

* Chỉ tiêu quan sát: Qua kết quả quan sát, tính toán sau khi xay xát gạo và

nấu ăn thử rồi cho điểm theo thang điểm được in sẵn ở mẫu phiếu đánh giá cho điểm tôi thu được kết quả ở Bảng 3.16 và Bảng 3.17.

Giống Tỷ lệ gạo lứt(%) Tỷ lệ gạo trắng(%) Tỷ lệ gạo nguyên(%) Tỷ lệ bạc bụng(%) Độ trắng Nhị ưu 986 ( đ/c) 78,0 67,0 61,0 < 10 % Trắng AC5 80,0 71,5 66,2 < 10 % Trắng trong Nghi Hương 305 79,0 69,0 62,8 < 10 % Trắng trong Bắc thơm 7 80,0 70,5 64,9 < 10 % Trắng trong Hương thơm số 1 80,0 71,0 63,5 < 10 % Trắng trong

Qua Bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ xay xát của các giống thí nghiệm đều khá cao. Trong đó giống AC5, Bắc thơm 7 và Hương thơm số 1 có tỷ lệ xay xát đạt 80%, tiếp đến là giống Nghi hương 305 tỷ lệ xay xát là 79 %, chỉ có giống Nhị ưu có tỷ lệ xay xát thấp nhất (78 %). Về tỷ lệ gạo trắng Giống AC5 có tỷ lệ cao nhất (71,5 %) rồi đến giống Hương thơm 1 (71 %), Bắc thơm 7 (70,5 %), Nghi hương 305 (69 %) và thấp nhất là Nhị ưu 986 (67 %). Về tỷ lệ gạo nguyên hầu hết các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ gạo nguyên không cao nhưng vẫn cao hơn giống đối chứng (61 %), cao nhất là giống AC5 (66,2 %), tiếp đến là giống Bắc thơm 7 có tỷ lệ gạo nguyên (64,9 %), các giống thí nghiệm còn lại có tỷ lệ gạo nguyên từ 62,8 % đến 63,5 %.

Tỷ lệ gạo bạc bụng ở hầu hết các giống thí nghiệm đều thấp dưới 10 % và tương đương với giống đối chứng.

Độ trắng của gạo các giống thí nghiệm đều cùng trắng trong còn đối với giống đối chứng có dạng trắng.

* Chỉ tiêu đánh giá bằng nấu ăn thử

Đánh giá chỉ tiêu chất lượng bằng nấu ăn thử rồi cho điểm được tiến hành với tất cả các giống thí nghiệm để đánh giá và cho điểm về độ thơm, độ dẻo, vị đậm cơm của các giống và thu được kết quả ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Đánh giá chất lượng bằng nấu ăn thử và đánh giá

Giống Độ thơm Độ dẻo Vị đậm

AC5 Mùi thơm Cơm mềm dẻo Vị đậm Nghi Hương 305 Mùi thơm nhẹ Cơm mềm dẻo Vị đậm

Bắc thơm 7 Mùi thơm Cơm mềm dẻo Vị đậm

Hương thơm số 1 Mùi thơm Cơm mềm dẻo Vị đậm Độ thơm của cơm sau khi nấu chín được những người tham gia ăn và đánh giá đối với các giống thí nghiệm. Trong đó có 3 giống lá AC5, Bắc thơm 7 và Hương thơm số 1 có mùi thơm nhất, Nghi hương 305 có mùi thơm nhẹ, riêng giống đối chứng Nhị ưu 986 không thơm.

Độ mềm và dẻo cơm của các giống tham gia thí nghiệm đều được đánh giá là mêm và dẻo, riêng giống đối chứng cơm chỉ mềm nhưng không dẻo như các giống lúa thí nghiệm.

Vị đậm của tất cả các giống lúa thí nghiệm đều được đánh giá có vị đậm, riêng giống đối chứng có độ đậm trung bình. Như vậy cả về chỉ tiêu cảm quan và thử nếm, các giống lúa thí nghiệm đã vượt trội so với giống lúa đối chứng Nhị ưu 986.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và hiệu quả sản xuất một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w