- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất lúa của huyện Đô Lương; cụ thể tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương tỉnh
Qua Bảng 3.12 cho thấy độ thuần của các giống lúa tương đối đồng đều, tỷ lệ cây khác dạng không nhiều; độ cứng cây của lúa Bắc thơm 7 ở
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
1.Kết luận
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đô Lương cho phép Huyện mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao. Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao ngày càng tăng ở Đô Lương, tuy nhiên sản lượng lúa chất lượng cao chỉ mới đạt 15,27 % tổng sản lượng lúa của toàn Huyện và mới chỉ đáp ứng được 27,95 % nhu cầu tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao trong huyện.
1.2. Trong các giống thí nghiệm có 2 giống lúa (AC5, Nghi hương 305) có nhiều ưu điểm: Khả năng thích ứng rộng, sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao (đạt 62,78 đến 71,33 tạ/ha), phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Đô Lương. Chất lượng gạo tốt, cơm có mùi thơm, mềm, dẻo và ăn ngon.
1.3. Hiệu quả kinh tế của giống Nghi hương 305 cao nhất (đạt 36.140.00 0đ/ha). Giống lúa AC5 cũng là giống cho giá trị kinh tế cao (đạt 34.585.000 đ/ha) và được nông dân đánh giá là giống có nhiều triển vọng, được nông dân đưa vào sản xuất nhiều trong những vụ sản xuất gần đây.
2.Kiến nghị
2.1. Kiến nghị UBND huyện tiếp tục thử nghiệm các giống lúa Nghi hương 305 và Hương thơm số 1, Bắc thơm 7 và các giống lúa chất lượng cao khác để chọn bộ giống thích hợp phục vụ sản xuất trên địa bàn toàn huyện.
2.2. Đối với giống lúa AC5 đã được nhân dân thừa nhận là giống lúa tốt nên huyện cần xác định đây là giống chủ lực để triển khai sản xuất trên diện rộng. AC5 là giống lúa thuần sản xuất trong nước, chủ động nguồn giống, giá giống hợp lý, tuy nhiên đối với giống lúa này cần quan tâm phòng trừ bệnh đạo ôn (cả giai đoạn lá và cổ bông) và bệnh khô vằn.