- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất đại diện cho vùng sản xuất lúa của huyện Đô Lương; cụ thể tại xã Yên Sơn huyện Đô Lương tỉnh
Qua Bảng 3.12 cho thấy độ thuần của các giống lúa tương đối đồng đều, tỷ lệ cây khác dạng không nhiều; độ cứng cây của lúa Bắc thơm 7 ở
3.4.10. Hiệu quả kinh tế của các giống thí nghiệm
Hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất được đánh giá bởi các yếu tố năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm của các giống đó so với giống đối chứng đang gieo cấy tại địa phương. Để tính toán hiệu quả kinh tế (lãi thuần) cho lượng nông sản thu được trên 1 đơn vị diện tích sau khi trừ đi chi phí như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi khác qui ra bằng tiền. Dựa theo cách tính đó ta thấy hiệu quả kinh tế của từng giống so với giống đối chứng được thể hiện ở Bảng 3.18.
Bảng 3.18. Hoạch toán kinh tế cho 1 ha
Đơn vị tính: 1000 đồng
Giống Năng suất (tạ/ha) Đơn giá Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Nhị ưu 986 (đ/c) 70,89 650 46.078 19.786 26.292
AC5 62,78 850 53.361 18.776 34.585
Bắc thơm 7 42,11 850 35.794 17.976 17.818 Hương thơm số 1 50,67 850 43.067 17.976 25.091
Tổng thu của các giống thí nghiệm khác nhau do năng suất, sản lượng và giá bán khác nhau và tổng chi của các giống cũng khác nhau do giá lúa giống khác nhau do đó tổng lãi của các giống cũng khác nhau. Hiệu quả kinh tế của các giống tham gia thí nghiệm so với đối chứng được đánh giá ở Bảng 3.18 cho thấy có 2 giống thí nghiệm là AC5, Nghi hương 305 cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống lúa Nhị ưu 968 (đối chứng), cao nhất là giống lúa Nghi hương 305, lãi thuần đạt 36.140.000 đồng / ha, cao hơn giống lúa Nhị ưu 986 (đối chứng) là 9.849.000 đồng/ha, tiếp đến là giống AC5 đạt 34.585.000 đồng/ha. Giống có hiệu quả thấp nhất so với đối chứng là giống Bắc thơm 7 lãi thuần chỉ đạt 17.818.000 đồng/ha, thấp hơn giống lúa Nhị ưu 986 (đối chứng) là 8.474.000 đồng/ha.