Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh (Trang 100)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Kết luận chung về thực nghiệm

Căn cứ vào thang điểm, chúng tôi đã chấm bài của học sinh lớp đối chứng và các lớp thức nghiệm một nghiêm túc và khách quan. Kết quả thu được giữa lớp thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác nhau, số bài đạt điểm giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, các bài điểm yếu, kém và trung bình giảm xuống. Tỉ lệ đó đã cho thấy sự tiến bộ nhất định về kỹ năng dùng từ ngữ của học sinh. Sự thay đổi đó chứng tỏ hiệu quả bước đầu dạy học thực nghiệm mang lại.

Những kết quả mà chúng tôi thu nhận được từ các tiết dạy thực nghiệm và qua tìm hiểu, trao đổi, tiếp thu ý kiến chúng tôi có những nhận xét sau:

Việc hướng dẫn chữa lỗi từ ngữ ở trường Trung học phổ thông đã góp phần tích cực vào hoạt động nhận thức và nâng cao kỹ năng sử dụng vốn từ cho học sinh. Học sinh luôn trong tâm thế hào hứng chờ đợi những kiến thức mới. Thông qua cách tổ chức của giáo viên với việc phối hợp nhiều hình thức dạy học, mỗi học sinh có thể thực hiện, phát triển năng lực tư duy của mình. Giờ học không còn đơn điệu, nhàm chán. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia vào quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và hình thành tri thức của mình.

Trong giờ dạy, giáo viên chủ động trong việc tổ chức các hoạt động. Giáo án được soạn giảng theo hướng vận dụng các bài tập đặc trưng nên đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả thu nhận được từ giờ dạy thực nghiệm tương đối khả quan. Điều này làm cho đề tài mang ý nghĩa thiết thực hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi vẫn còn thấy xuất hiện những mặt tồn tại: giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy, chưa thực sự nhuần nhuyễn trong việc tổ chức kết hợp các hình thức dạy học. Đây là một trở ngại không nhỏ trong việc quyết định sự thành công của giờ học. Một số học sinh trong giờ học chưa phát huy hết sự tích cực, khả năng sáng tạo của mình. Do vậy chưa phát huy hết ý đồ và hiệu quả của giáo án.

Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi thu nhận được từ quá trình thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài. Nếu các ưu điểm trên được phát huy, còn nhược điểm được khắc phục sẽ góp phần hoàn thiện hơn những đề xuất mà chúng tôi đã trình bày, nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là tích cực hóa hoạt động của học sinh và nâng cao kĩ năng dùng từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông. Để đạt hiệu quả mong muốn, cần có những giáo viên thực sự yêu nghề, có tay nghề vững vàng; học sinh hứng thú, say mê học hỏi, đồng thời phải có sự giúp đỡ đắc lực của các cấp quản lí giáo dục.

Tiểu kết chương 3

Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy giáo viên có thể thực hiện những biện pháp mà đề tài nêu. Việc đưa ra những biện pháp cụ thể, rõ ràng giúp giáo viên có được định hướng để nâng cao hiệu quả dạy học. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của những hình biện pháp chữa lỗi từ ngữ mà chúng tôi đề xuất.

Học sinh có khả năng tiếp thu và thực hiện tốt việc nhận diện, phân tích và sửa chữa các lỗi từ ngữ. Bên cạnh đó, học sinh thích thú với việc hoạt động nhóm khi được nêu lên những ý kiến riêng của mình, được thể hiện mình. Hoạt động nhóm thường xuyên sẽ giúp các em sẽ tự tin trong suy nghĩ, và đó cũng là môi trường để học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Trong chương trình Trung học phổ thông, không có bài riêng biệt về chữa lỗi từ ngữ, giáo viên phải thực hiện lồng vào tiết trả bài viết và tiết học có nội dung nói về việc sử dụng từ tiếng Việt. Quá trình soạn giáo án thực nghiệm đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, giáo viên phải có vốn từ ngữ phong phú. Thực tế cho thấy, việc dạy giáo án thực nghiệm có vất vả hơn giáo án bình thường vì phải chú trọng tính khoa học và nghệ thuật trong quá trình tổ chức cũng như điều khiển giờ học. Giáo viên thực nghiệm đã nhanh chóng

nắm bắt những yêu cầu, cách tổ chức giờ dạy nên việc thực nghiệm hoàn thành theo đúng dự kiến đề ra.

Về phía học sinh, chúng tôi nhận thấy các em tỏ ra chủ động, nhiệt tình tham gia vào quá trình học tập, mạnh dạn xây dựng bài, trả lời các câu hỏi có suy nghĩ, có sự sáng tạo. Đặc biệt các em rất thích thú khi từ một từ ngữ dùng sai làm cho câu không rõ nghĩa, sai nghĩa, không phù hợp phong cách,… giờ đây đã được các em phát hiện, phân tích và sửa chữa, những từ ngữ sai đã được loại bỏ thay vào đó là từ ngữ chính xác, hay và độc đáo. Tạo nên câu rõ nghĩa, hợp phong cách. Hơn thế nữa, việc chữa lỗi dùng từ ngữ còn góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Các em học sinh rất tự hào vì mình đã làm được điều đó.

KẾT LUẬN

Trong chương trình Trung học phổ thông hiện nay, phần tiếng Việt được bố trí đan xen với phần Đọc hiểu và Làm văn theo nguyên tắc ba trong một của sách giáo khoa tích hợp. Nội dung của các hợp phần Tiếng Việt trong chương trình có quan hệ chặt chẽ với hai phân môn, hướng tới nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Có một thực tế: học sinh vướng rất nhiều lỗi trong sử dụng tiếng Việt, cả dạng nói và dạng viết. Trong chương trình hiện hành, không có bài dành riêng cho vấn đề này. Nhưng như vậy không có nghĩa là giáo viên bỏ qua phần chữa lỗi cho học sinh. Đề tài của luận văn hướng tới giải quyết vấn đề này.

Xuất phát điểm của vấn đề và cũng là cơ sở lý thuyết cùa đề tài là vai trò của từ ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ ở dạng nói và dạng viết. Trong hoạt động ngôn ngữ, con người phải huy động mọi cấp độ ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... Ở đây, không có bình diện nào được xem là quan trọng nhất. Mọi bình diện đều có vai trò như nhau.

Đặt vấn đề chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông, chúng tôi tập trung khảo sát thực trạng ở các trường trên địa bàn huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Ở đây, có hai đối tượng cần được tìm hiểu: thứ nhất, đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy học môn Ngữ văn, thứ hai, học sinh trung học phổ thông. Đối với giáo viên, chúng tôi đã nêu một số câu hỏi phỏng vấn, thể hiện qua các phiếu và thu được những kết quả cụ thể. Đối với học sinh, chúng tôi thu thập các bài viết của các em thuộc nhiều loại văn bản, thống kê lỗi về từ ngữ, phân loại để có hướng xử lý.

Chữa lỗi dùng từ trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc: nguyên tắc đảm bảo tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn hóa, nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về từ pháp, nguyên tắc phù hợp với ngữ cảnh, nguyên tắc phù hợp đặc điểm

phong cách của văn bản. Tiếp đến, phải nắm được các loại lỗi dùng từ mà học sinh thường mắc phải: Dùng từ ngữ sai về ngữ âm, dùng từ ngữ sai về cấu tạo, dùng từ ngữ sai về ngữ pháp, dùng từ ngữ sai về ngữ nghĩa, dùng từ ngữ sai về phong cách. Để từ đó đưa ra các biện pháp chữa lỗi, đây chính là phần trọng tâm của luận văn: Cho học sinh nhận diện và phân tích lỗi, lựa chọn một trong các phương án thay thế từ ngữ, quan sát và phân tích mẫu trong sử dụng từ ngữ, đánh giá kết quả sửa lỗi từ ngữ của học sinh trong các văn bản, tổ chức trò chơi ngôn ngữ. Cũng lưu ý rằng, tùy từng vùng miền mà học sinh mắc phải những lỗi dùng từ khác nhau. Vậy nên, tùy theo từng loại lỗi, tùy theo đặc điểm học sinh mà giáo viên có biện pháp sửa chữa cho phù hợp.

Thực nghiệm sư phạm là một nội dung không thể thiếu khi triển khai đề tài nghiên cứu. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy giáo viên có thể thực hiện tốt những biện pháp đã nêu trong đề tài. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của những biện pháp mà chúng tôi đề xuất.

Tóm lại, có rất nhiều biện pháp giúp học sinh chữa lỗi về từ ngữ. Những biện pháp mà chúng tôi đã chọn để thực hiện chữa lỗi về từ ngữ cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh bước đầu đã đạt hiệu quả. Việc sửa chữa lỗi từ ngữ và giúp học sinh khắc phục lỗi từ ngữ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng, kiên trì, nhẫn nại của cả giáo viên và học sinh, do vậy, những đề xuất ở luận văn này cũng mới chỉ là kết quả bước đầu. Trong quá trình dạy học, chắc chắn chúng tôi sẽ còn giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đề tài. Đó cũng là một cách kiểm nghiệm khắt khe những quan điểm khoa học được nêu và luận giải ở công trình này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (1990), “Mấy vấn đề cơ bản của việc dạy - học tiếng Việt”, Nghiên

cứu giáo dục, số 12/1990, Hà Nội.

2. Lê A (2001), “Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng một hoạt động”, Ngôn ngữ, số 4/2001, Hà Nội.

3. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2009), Phương pháp dạy

học tiếng Việt, tái bản lần thứ 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Ảnh (1999), Tiếng Việt thực hành, Nxb Thanh niên.

5. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học

tiếng Việt nhìn từ tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thanh Bình, “Một số xu hướng lý thuyết của việc dạy học tiếng mẹ đẻ trong nhà trường”, TC Ngôn ngữ, số 4/2006, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho

giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Ngữ văn, quyển 1, quyển

2, Nxb giáo dục, Hà Nội.

9. Hoàng Trọng Canh (2007), “Dạy từ Hán Việt cho học sinh trung học phổ thông”, Kỷ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương trình và sách

giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An.

10. Phan Mậu Cảnh (2007), “Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp và tích cực trong trường THPT phân ban”, Kỷ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn

theo chương trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An.

11. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu (1989), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Trương Chính (1989), “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông”,

Tiếng Việt, Hà Nội.

14. Trương Dĩnh (1992), Giao tiếp ngôn ngữ và vấn đề dạy bản ngữ”,

Nghiên cứu giáo dục, số 5/1992, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Kim Dung, Lan Hương (2001), “Dạy từ trái nghĩa cho học sinh trung học cơ sở”, Ngôn ngữ, số 3/2001, Hà Nội.

16. Anh Đào (2001), “Dạy yếu tố Hán Việt cho học sinh”, Ngôn ngữ, số 10/2001.

17. Nguyễn Văn Đường chủ biên (2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, Nxb Hà Nội.

18. Nguyễn Thiện Giáp (1989), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Thái Hòa (1982), “Phân loại từ ngữ theo quan điểm phong cách

chức năng”, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Lê Anh Hiền (2000), “Dạy từ Hán - Việt ở lớp 7 trung học cơ sở”,

Nghiên cứu giáo dục, số 9/2000, Hà Nội.

21. Vũ Thị Thanh Hương (2011), “Thái độ của giáo viên đối với việc dạy - học môn Tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tiếng Việt ở Việt Nam - những vấn đề đào tạo và

nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Đinh Trọng Lạc chủ biên (1994), Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Hồ Lê (1974), “Về việc dạy từ ở trường phổ thông”, Nghiên cứu giáo dục, số 1/1974, Hà Nội.

24. Đặng Lưu (2007), “Để dạy học tốt phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 10 trung học phổ thông (bộ mới)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông theo chương trình và SGK mới,

25. Đặng Lưu (2011), “Áp lực đổi mới việc dạy học Tiếng Việt từ chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tiếng

Việt ở Việt Nam - những vấn đề đào tạo và nghiên cứu, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

26. Lê Phương Nga (1990), “Vài suy nghĩ về việc dạy từ ngữ ở lớp 2 cải cách giáo dục, Tập san Giáo dục phổ thông cấp 1, số 2/1990.

27. Lê Phương Nga (1994), “Tìm hiểu vốn từ của học sinh tiểu học”, Nghiên

cứu giáo dục, số 8/1994, Hà Nội.

28. Lê Phương Nga (1998), “Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng từ ngữ cho học sinh tiểu học: các dạng bài tập và những điều cần lưu ý”, TC Giáo dục

tiểu học, số 1/1998.

29. Nguyễn Hoài Nguyên (2013), Thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb Đại học Vinh.

30. Đức Nguyễn (2001), “Để giúp thêm cho việc dạy và học bài Từ nhiều

nghĩa ở lớp 6”, Ngôn ngữ, số 1/2001.

31. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay - quan điểm và

giải pháp, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

32. Nguyễn Quang Ninh (1992), “Về lý luận của việc dạy tiếng”, Nghiên

cứu giáo dục, số 10/1992.

33. Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Đào Thản (1980), Sổ tay dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Khắc Phi (2001), “Dạy học Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông”,

Ngôn ngữ, số 8/2001.

35. Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2007), Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (tập 1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Đặng Đức Siêu (2003), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Xuân Thại chủ biên (1999), Tiếng Việt trong trường học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Vũ Văn Thi (2011), “Vấn đề lựa chọn phương pháp và phát triển kĩ năng trong dạy tiếng”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tiếng Việt ở Việt Nam -

những vấn đề đào tạo và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

40. Phan Thiều (1980), “Giảng dạy từ ngữ trong nhà trường”, Ngôn ngữ, số 1/1980, Hà Nội.

41. Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Hùng (1983), Giảng dạy

từ ngữ ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Thìn, Hà Quang Năng (2001), “Vài suy nghĩ về việc dạy bài

Một số lỗi dùng từ nên tránh ở chương trình Tiếng Việt 10”, Ngôn ngữ,

số 14/2001.

43. Dương Đình Thọ (2007), “Dạy và học từ Hán Việt theo quan điểm tích hợp ở trung học cơ sở”, Kỷ yếu Hội thảo dạy học Ngữ văn theo chương

trình và sách giáo khoa mới bậc THPT, Nxb Nghệ An.

44. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở trung

học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

45. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ

văn THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Cao Thị Thu (2000), “Để dạy tốt bài Cấu tạo từ cho học sinh lớp 6”,

Ngôn ngữ, số 11/2000, Hà Nội.

47. Nguyễn Minh Thuyết (1988), “Về dạy tiếng Việt ở trường phổ thông”,

Nghiên cứu giáo dục, số 12/1988, Hà Nội.

48. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2001), Tiếng Việt

49. Nguyễn Minh Thuyết (2012), “Dạy tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Về dạy học Ngữ văn ở trường

phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w