Nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về từ pháp

Một phần của tài liệu Chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh (Trang 42)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo yêu cầu về từ pháp

Từ pháp là những vấn đề ngữ pháp ở bình diện từ. Ở các ngôn ngữ biến hình, ngữ pháp gắn với hình thức ngữ âm, đặc điểm cấu tạo và ở việc phân biệt từ thành những lớp ngữ pháp khác nhau, gọi là từ loại. Về phương diện ngữ pháp, từ được hiểu là đơn vị nhỏ nhất mà có nghĩa và hoạt động tự do (trong câu). Cách hiểu này không phân biệt từ từ vựng tính với từ ngữ pháp tính. Từ tiếng Việt có những điểm khác với các ngôn ngữ có biến hình từ, vì tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (vai trò của tiếng rời rất quan trọng và không có hiện tượng biến hình từ). Việc xem xét vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt liên quan đến hai tên gọi: tiếng và từ tố.

Yếu tố ngữ pháp cơ sở của từ được thừa nhận rộng rãi trong tiếng Việt là tiếng một, gọi gọn là tiếng, chứ không phải là hình vị như trong các ngôn ngữ biến hình từ. Như vậy, từ của tiếng Việt có thể phân biệt theo tiếng thành từ có một tiếng và từ có nhiều tiếng. Từ có một tiếng là từ đơn, từ có hơn một tiếng là từ phức. Từ phức phần nhiều chứa hai tiếng, nhưng cũng gặp từ chứa ba tiếng, bốn tiếng. Khi phân tích cấu tạo từ, khái niệm “tiếng” được dùng để

chỉ các bộ phận rời bên trong một từ: từ đơn là từ có một từ tiếng, từ phức (gồm từ láy và từ ghép) là từ có hai tiếng trở lên.

Sự phân biệt từ đơn, từ phức như vừa nêu có thể sử dụng tốt ở bậc học thấp. Thế nhưng khi cần nhận biết nghĩa của các từ nhiều tiếng ở các bậc học cao thì sẽ gặp vấn đề tiếng có nghĩa và tiếng không có nghĩa. Tiếng có nghĩa trong từ được gọi là từ tố. Như vậy sẽ có từ có một từ tố và từ có nhiều từ tố, từ có một từ tố gọi là từ đơn tố, từ có hơn một từ tố là từ đa tố. Cần ghi nhận rằng việc nhận biết nghĩa của một số từ tố có biến động theo thời gian: thời gian có thể biến yếu tố có nghĩa thành yếu tố mờ nghĩa hoặc mất nghĩa, theo cách phai dần nghĩa. Để giảm bớt khó khăn về phương diện này, có thể dùng hai căn cứ sau đây:

Căn cứ vào việc nhận ra được ít nhất là một tiếng có nghĩa trong từ ghép và từ láy, tiếng còn lại được gọi là tiếng có nghĩa. Chẳng hạn trong từ ghép chợ búa và trong từ láy (kêu) công cốc, tiếng búa và tiếng công được coi là có nghĩa do tiếng chợ và tiếng cốc (nhại âm) còn rõ nghĩa.

Căn cứ vào kiểu nghĩa ngữ pháp do từ ghép hoặc từ láy tạo ra để xác định tiếng có nghĩa.

Chức vụ cú pháp, còn được gọi là thành phần câu, là tiêu chuẩn ít chặt chẽ về các hình thức hóa, nó có tính chất là hiện tượng thường gặp, hơn là quy tắc xác định. Cụ thề là một từ thuộc từ loại nào đó thì thường giữ một chức vụ nào đó trong câu, chứ không phải là ngoài chức vụ đó nó không bao giờ giữ chức vụ khác. Các chức vụ được dùng để xác định từ loại là những chức vụ thuộc bậc câu. Chẳng hạn, danh từ là những từ thường được dùng ở chức vụ cú pháp chủ ngữ và bổ ngữ trong câu; động từ và tính từ thường được dùng ở chức vụ vị ngữ trong câu cho nên chúng được gọi gộp là vị từ. Hư từ không mang nghĩa từ vựng, chỉ mang nghĩa ngữ pháp, tức là chúng không được dùng để gọi tên sự vật, hành động, tính chất, quan hệ mà chỉ diễn đạt các thứ nghĩa ấy theo lối đi kèm thực từ hay câu.

Một phần của tài liệu Chữa lỗi từ ngữ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Trảng Bàng - Tây Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w