6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giáo án thực nghiệm
Giáo án thực nghiệm là sự cụ thể hoá hệ thống giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất trong luận văn. Dựa trên giải pháp trong luận văn và bám sát vào nội dung bài học, chúng tôi tiến hành thiết kế 1 giáo án chủ đề tự chọn (bám sát) và 2 giáo án lớp 10 THPT (cơ bản).
Giáo án thứ nhất
Tiết: 3 (Chủ đề tự chọn - bám sát - Lớp 10)
Tuần: 3 (Học kì 1)
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP
KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT - THỰC HÀNH SỬA LỖI
(TIẾP THEO)
1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức
Giúp HS nắm lại một số kiến thức về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt.
1.2. Kĩ năng
Nhận ra lỗi dùng từ, biết sửa chữa, khắc phục; đồng thời nâng cao kĩ năng dùng từ ngữ khi nói cũng như khi viết.
1.3. Thái độ
Việc dùng từ ngữ đúng, chính xác giúp học sinh làm bài cũng như giao tiếp đạt hiệu quả cao. Từ đó, có hứng thú học tập. Và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC
- Hướng dẫn HS nắm vững nghĩa của một số từ ngữ. - Phân tích và sửa một số lỗi dùng từ.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Xây dựng kế hoạch cho bài học.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và điểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
Nêu một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả? Cho ví dụ. (10 điểm) Đáp án:
- Đọc nhiều để ghi nhớ tự dạng của các chữ hay viết sai + Ví dụ (1,5 điểm)
- Luôn có ý thức về hệ thống phát âm được lấy làm cơ sở cho chữ viết + Ví dụ (1,5 điểm)
- Mẹo luật chính tả: 7,0 điểm
+ Luật áp dụng cho từ láy + ví dụ (3,5 diểm)
+ Luật áp dụng cho từ Hán Việt + ví dụ (3,5 điểm)
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
(Chủ đề này sẽ dạy - học với thời lượng 4 tiết: tiết 1, 2 chính tả, tiết 3 từ ngữ, tiết 4 diễn đạt)
Khi sử dụng tiếng Việt, vấn đề cần phải lưu ý trước hết là chính tả, sau đó là từ ngữ. Lỗi về từ ngữ có nhiều loại:
dùng từ sai nghĩa, sai phong cách, sai kết hợp, thừa từ, lặp từ,…
Hoạt động 2: Giới thiệu một số lỗi dùng từ
Thao tác 1: Một số lỗi dùng từ thường gặp
- GV: Ở cấp II, các em đã được tìm hiểu về lỗi dùng từ. Cụ thể, lỗi dùng từ ngữ loại nào?
HS: nhớ lại và trả lời
- GV đặt câu hỏi cho HS: bản thân em thường mắc phải những lỗi dùng từ ngữ thuộc loại nào? Nêu ví dụ cụ thể. (Gọi 2-3 học sinh trả lời)
HS suy nghĩ, trả lời
GV nhận xét câu trả lời của HS - GV: giới thiệu với HS năm loại lỗi dùng từ ngữ thường gặp khi sử dụng tiếng Việt. Và yêu cầu HS tìm thêm ví dụ cho mỗi loại.
=> Cần thay từ hiên ngang bằng từ
ngang nhiên A. CHÍNH TẢ (Đã học ở tiết 1,2) B. TỪ NGỮ I. LỖI DÙNG TỪ 1. Một số lỗi dùng từ thường gặp a. Dùng từ không đúng nghĩa
Thường xảy ra giữa các từ gần nghĩa hoặc có yếu tố cấu tạo chung. Tuy có phần giống nhau về nghĩa hoặc cả về yếu tố cấu tạo nhưng nghĩa của các từ đó vẫn có sự khác nhau và cần sử dụng khác nhau.
Ví dụ: Bọn cướp hiên ngang uy hiếp người dân đi đường.
=> Từ lính có thể dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt, trong văn bản nghệ thuật để chỉ cả những người đi bộ đội của ta, nhưng trong trường hợp này (một văn bản nghị luận) cần dùng từ bộ đội. => Bỏ từ có thể (thứ 2) Thay từ Chí Phèo (thứ 2) bằng từ anh ta Nghĩa là dùng từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.
Ví dụ: Hưởng ứng nhiệt thành lời kêu gọi của Bác Hồ chúng tôi đã đi
lính.
b. Dùng từ ngữ lặp
Lặp từ nghĩa là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề nhau.
Nếu sử dụng hiện tượng lặp từ một cách vô ý thức hoặc dùng với dụng ý tu từ nhưng không thành công sẽ gây nên lỗi dùng từ: lỗi lặp từ. Điều này chứng tỏ sự nghèo nàn về vốn từ.
Ví dụ: Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội
Chí Phèo sống là một xã hội khác.
c. Dùng từ ngữ thừa
Đây là lỗi rất gần với loại lỗi dùng từ khẩu ngữ, nói khác đi, nó là sản phẩm của sự tùy tiện trong việc sử dụng từ ngữ hay phản ánh một lối tư
=> Cần bỏ từ ông
Thao tác 2: Thực hành
Sau khi cho HS ghi xong, GV gọi mỗi HS trả lời 1 câu
GV: nhận xét câu trả lời của HS
Nhấn mạnh lại cho HS ghi vào tập:
a. Không hiểu nghĩa của từ: yếu nhân
b. Dùng từ ngữ sai phong cách: phải biết (từ khẩu ngữ)
c. Dùng từ ngữ lặp: truyện cổ tích
d. Dùng từ ngữ thừa: tương đối hoặc
khá
Lỗi về từ ngữ có rất nhiều loại, trong đó, lỗi dùng từ sai do không hiểu nghĩa là phổ biến nhất.
duy không mạch lạc, sáng sủa. Sự xuất hiện của những từ ngữ thừa làm câu văn nặng nề, gây cảm giác khó chịu ở người đọc (người nghe).
Ví dụ: Xuân Diệu, khi còn là cậu học sinh trung học, ông đã làm nhiều bài thơ hay.
2. Bài tập
Gọi tên lỗi dùng từ ngữ trong các câu sau đây:
a. Anh ta không làm được những việc đòi hỏi nhiều sức lực. Anh ta là một yếu nhân.
b. Mẹ con Cám mưu mô, xảo quyệt phải biết.
c. Truyện cổ tích thường có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường nên em rất thích đọc truyện cổ tích.
d. Bản án tương đối khá dài nên vị chủ tọa mời mọi người ngồi xuống trước khi tuyên án.
Nếu trong câu có từ dùng sai thì chúng ta sửa bằng cách bỏ từ sai và thay vào đó từ đúng; hoặc cũng có thể diễn đạt lại câu đó.
Còn muốn khắc phục việc dùng từ sai thì chúng ta sẽ làm như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu để nắm vững nghĩa một số từ ngữ mà học sinh cũng như những người đã trưởng thành thường mắc phải.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS giải thích nghĩa từ ngữ
Thao tác 1: GV hướng dẫn HS nắm vững nghĩa một số từ ngữ mà HS thường dùng sai trong khi nói cũng như viết
Sau đây là những từ thường nhầm lẫn:
(1) xán lạn - sáng lạn - sáng lạng
- xán lạn: đây là từ Hán Việt tương đối dễ hiểu, vì thế, GV có thể gọi HS giải thích nghĩa
HS: giải thích nghĩa
GV: nhận xét và giải thích nghĩa theo từ điển. Yêu cầu HS đặt câu có từ này
HS: Chăm chỉ lại thông minh, chắc chắn tương lai sẽ xán lạn.
II. GIẢI THÍCH NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ 1.Hướng dẫn học sinh nắm vững nghĩa một số từ ngữ (1) xán lạn - sáng lạn - sáng lạng - xán lạn: tươi sáng, đẹp đẽ - sáng lạn, sáng lạng: vô nghĩa
- GV: Trong thực tế, người ta thường dùng sai: xán lạn thành sáng lạn hoặc
sáng lạng -> vô nghĩa.
Tương tự như trên, GV hướng dẫn HS các từ khác
(2) cảm khái - khoái cảm - cảm khoái
- GV: giải thích nghĩa, gọi HS đặt câu HS: đặt câu với từ cảm khái, khoái cảm
(3) bàng quan - bàng quang
- GV: để chỉ thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc phải dùng bàng quan. Còn nếu dùng sai thành bàng quang thì ý nghĩa sẽ là một bộ phận của cơ quan bài tiết -> vốn chẳng liên quan gì đến điều người nói (người viết) định thông báo.
(4) phong thanh - phong phanh
GV: Thường có sự nhầm lẫn phong
thanh với phong phanh. Sau khi giải
thích nghĩa, GV gọi HS cho ví dụ để làm rõ nghĩa hơn
HS: đặt câu
Tôi nghe phong thanh cuối năm học này gia đình Nam sẽ chuyển xuống thành phố.
(2) cảm khái - khoái cảm - cảm khoái
- cảm khái: thương cảm, ngậm ngùi - khoái cảm: chỉ cảm giác thích thú ở mức độ cao
- cảm khoái: vô nghĩa
(3) bàng quan - bàng quang
- bàng quan: chỉ thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc.
- bàng quang: một bộ phận của cơ quan bài tiết.
(4) phong thanh - phong phanh
- phong thanh: thoáng nghe được, thoáng biết được, nhưng chưa lấy gì làm chắc chắn.
- phong phanh: mặc ít, mỏng manh, không đủ ấm.
Đang mùa đông nhưng cô ấy ăn mặc rất phong phanh.
(5) biểu ngữ - biển ngữ
- GV: yêu cầu HS giải thích nghĩa và cho ví dụ
HS: giải thích, cho ví dụ
(6) tâm khảm - tâm cảm
- GV giải thích nghĩa, gọi HS cho ví dụ
HS: Tuổi trẻ hôm nay vẫn khắc ghi lời Bác trong tâm khảm.
(7) tinh túy - tinh tú
- GV: gọi HS cho ví dụ HS: Viên đá lấp lánh như những vì tinh tú. (8) đạt - đoạt - GV: gọi HS cho ví dụ HS: Lớp em có mười bạn đạt danh hiệu học sinh tiến tiến.
Bạn Tuấn vừa đoạt huy chương vàng Hội khỏe Phù Đổng vòng tỉnh.
(9) yếu điểm - yếu nhân - yếu thế
- GV: giải thích nghĩa, gọi HS đặt câu HS: đặt câu
(5) biểu ngữ - biển ngữ
- biểu ngữ: băng vải, tấm bảng có viết khẩu hiệu trương lên ở nơi đông người qua lại hoặc trong các cuộc mít tinh, biểu tình.
- biển ngữ: vô nghĩa
(6) tâm khảm - tâm cảm
- tâm khảm: nơi đáy lòng, chứa đựng những tình cảm sâu kín nhất.
- tâm cảm: vô nghĩa
(7) tinh túy - tinh tú
- tinh túy: phần thuần khiết và quý báu nhất.
- tinh tú: sao trên trời
(8) đạt - đoạt
- đạt: thu được kết quả tốt - đoạt: chiếm được phần thắng
(9) yếu điểm - yếu nhân - yếu thế
- yếu điểm: điểm chính, quan trọng nhất
Thao tác 2: GV cho HS thực hành Bài tập 1
GV cho HS thảo luận theo bàn trong thời gian 4 phút. Sau đó, gọi 3 học sinh lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.
GV nhận xét và khẳng định lại: Từ sai Sửa lại
a. bất hủ nổi tiếng
b. nhất trí quyết tâm c. tài ba tài hoa
d. phương án phương pháp
e. trí óc kiến thức f. tri thức trí thức
Bài tập 2
GV cho mỗi bàn thảo luận một câu, thời gian 4 phút. Yêu cầu HS đại
- yếu thế: ở vào thế yếu
2. Bài tập
Bài tập 1. Tìm các từ ngữ sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng
a. Chị Út Tịch đã khẳng định con đường đánh giặc của mình là đúng và tất yếu, với câu nói bất hủ: Còn cái lai quần cũng đánh.
b. Ngay từ khi bước vào năm học lớp 12, tôi đã nhất trí đi vào con đường sư phạm.
c. Là một nhà văn tài ba, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái dữ dội, mãnh liệt.
d. Tự học là một phương án học tập tốt.
e. Tự học giúp chúng ta nâng cao trí óc.
f. Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là lời nhắc nhở mọi người, nhất là tri thức phải nhận rõ trách nhiệm của mình đối với vận mệnh dân tộc.
Bài tập 2. Phân tích các ngữ liệu sau đây để thấy việc dùng từ không đúng chỗ
diện nhóm trình bày.
GV nhận xét và chốt lại:
a. Vô hiệu hóa tức là làm cho nó trở nên vô hiệu. Vô tuyến truyền hình chỉ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe chứ không vô hiệu hóa.
Sửa lại: Vô tuyến truyền hình cũng có mặt hại đối với sức khỏe của chúng ta.
b. Tệ xá là nơi cư trú với hàm ý nhún
nhường, chỉ thích hợp khi nói về nơi ở của chính mình. Ở đây, người nói nói về chỗ ở của người khác mà dùng tệ xá thì người nghe có quyền liên tưởng đến ý dè bỉu, chê bai.
Cách sửa: bỏ tệ xá
c. Khiêm tốn ở đây được hiểu là ít, nhỏ chỉ thích hợp cho người trao phần thưởng nói về phần thưởng. Đó cũng là cách nói nhún nhường. Còn người nhận mà dùng khiêm tốn để nói về phần thưởng thì lại được hiểu là chê phần thưởng ít, nhỏ.
hại: nó vô hiệu hóa sức khỏe của ta.
b. Xin chị vui lòng cho biết địa chỉ để nếu tiện, chúng tôi xin được ghé thăm tệ xá.
c. Nhân dịp 20/11 vừa qua, lần đầu tiên tham gia cuộc thi Nét bút tri ân
do huyện đoàn tổ chức, đoàn trường đã đoạt giải khuyến khích. Tuy phần thưởng còn khiêm tốn nhưng rất có ý nghĩa đối với trường.
d. Hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín.
e. Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói đó là một thứ tiếng rất linh động và phong phú.
f. Trên cánh đồng khô cằn, những khóm lúa vẫn trổ đòng, nhưng không phải chỉ chịu đựng một thiên nhiên khắc nghiệt mà còn phải chống đỡ với sự tàn phá thô bạo của giặc Mĩ.
Sửa lại:...Tuy thành quả còn khiêm tốn nhưng rất có ý nghĩa đối với trường.
d. Thầm kín là trạng thái yên lặng, kín đáo, không để lộ điều bí mật. Với nghĩa này, nó không phù hợp với nội dung biểu hiện trong câu trên, bởi vì hoạt động y tế cơ sở có phần lặng lẽ, không ồn ào, sôi động nhưng không có gì phải giữ kín. Cần thay bằng từ
thầm lặng.
e. Linh động có nghĩa là trạng thái
động và có sự biến đổi khéo léo tùy theo tình thế. Với ý trong câu trên thì
linh động là không đúng.
Cần thay bằng từ sinh động (có nghĩa là có sức sống, với nhiều dạng vẻ khác nhau).
f. Dùng thô bạo chưa đúng mức với sự tàn phá của giặc Mĩ. Cần thay bằng
từ dã man hoặc tàn nhẫn.
g. Cao ráo có nghĩa là khô và cao,
không bị ẩm thấp. Từ này chỉ dùng cho địa điểm, nơi chốn, còn đối với người nên dùng cao lớn hoặc cao đẹp.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1. Tổng kết
Hiện tượng dùng từ không đúng nghĩa thường gặp trong những trường hợp sau đây: không nắm được nghĩa của từ ngữ, nhất là các từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học; nhằm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau. Vì vậy, chúng ta phải nắm vững nghĩa của từ bằng cách thường xuyên tra từ điển tiếng Việt, để khắc phục việc dùng sai từ và cũng để nâng cao kĩ năng dùng từ.
5.2. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết này:
+ Xem lại nghĩa của các từ vừa được giải thích
+ Nắm nguyên nhân và biện pháp khắc phục việc dùng từ sai nghĩa + Tự tìm hiểu thêm về một số lỗi dùng từ khác: dùng từ không hợp phong cách, sai kết hợp từ, thừa từ, lặp từ,...
- Đối với bài học ở tiết sau: Tiếp tục chủ đề Những lỗi thường gặp khi sửa dụng tiếng Việt - thực hành sửa lỗi (Phần C. Diễn đạt)
+ Theo anh (chị) thế nào là lỗi diễn đạt ?
Giáo án thứ hai
Tuần: 7
Tiết: 73 (Lớp 10, học kì II)
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Nắm được những yêu cầu sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, dùng từ, viết chữ, viết câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ.
- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích và sửa lỗi tiếng Việt.
1.2. Kĩ năng
- Biết vận dụng những yêu cầu theo đúng chuẩn mực ngôn ngữ.
- Sử dụng sáng tạo linh hoạt theo các phương thức chuyển đổi và phép tu từ.
- Phát hiện và sửa lỗi về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản,…
1.3. Thái độ
Nói và viết đúng chuẩn mực tiếng Việt, góp phần giữ gìn sự trong sáng