Một số kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ hảo cảnh (Trang 49)

Vai trò của Nhà nước và các ban ngành là rất quan trọng trong việc xây dựng quy định về công tác quản trị rủi ro và kiểm soát việc thực hiện công tác này của tất cả doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ này, trước tiên Nhà nước cần phải:

Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động của thị trường đối với mọi thành phần kinh tế. Khung pháp luật phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng nhằm tạo nên môi trường thuận lợi, lành mạnh và tạo nên hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội. Loại bỏ các thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian khi thực hiện. Mọi cơ quan Nhà nước nên áp dụng công nghệ thông tin để các thủ tục pháp lý được giải quyết nhanh chóng, chính xác hơn. Hơn nữa, thông qua các trang mạng điện tử, sẽ nâng cao được tính minh bạch của tất cả thông tin trao đổi giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Có như vậy, mọi doanh nghiệp sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro từ pháp luật, đảm bảo tốt các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Quy định trách nhiệm, vai trò của các ban ngành, cơ quan liên quan: Các tổ chức, cơ quan nhà nước là cầu nối giữa Nhà nước và các doanh nghiệp. Vì vậy, các Bộ và cơ quan ban ngành phải theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện công tác quản trị rủi ro của mọi doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời khi doanh nghiệp gặp khó

trong hoạt động kinh doanh, đề xuất chúng với Quốc hội nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý.

Định hướng và phát triển thị trường phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế. Các kế hoạch, chương trình phát triển không những đảm bảo lợi ích kinh tế của các các thành phần tham gia mà còn giúp Nhà nước đạt được mục tiêu chung: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Những chính sách kinh tế mang tính định hướng phải phù hợp với xu thế chung của thế giới và đất nước. Về mặt kinh tế, chúng phải tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhà nước sẽ định hướng các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng mục tiêu chung nhưng không can thiệp quá sâu.

Áp dụng các công cụ quản lý kinh tế nhằm hạn chế ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, lạm phát, giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro nếu có thể. Nhà nước xây dựng các chính sách tài khóa và chính sách tài chính nhằm ổn định nền kinh tế. Các công cụ như thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hạn mức tín dụng… sẽ trực tiếp tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong tình hình suy thoái, lạm phát của kinh tế, các công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các hoạt động kinh doanh của các công ty nói chung và công ty sản xuất nói riêng luôn tiềm tàng khả năng chứa đựng rủi ro. Những rủi ro này nếu xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ cho công ty, có thể giảm uy tín, hình ảnh của công ty, giảm lợi nhuận và có thể đưa công ty tới bờ vực phá sản.

Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn phải quan tâm tới vấn đề quản trị rủi ro. Đây chính là phương thức giúp công ty kiểm soát và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

Đối với các công ty sản xuất nói chung và Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Sứ Hảo Cảnh nói riêng, những thành quả trong việc phát triển và mở rộng thị trường của công ty, không thể không kể đến sự đóng góp của công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, quản trị rủi ro là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, đòi hỏi công ty luôn phải nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo không ngừng nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ hảo cảnh (Trang 49)

w