Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinhdoanh mà công ty gặp phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ hảo cảnh (Trang 33)

phải

Qua quá trình điều tra và thu thập dữ liệu từ bảng hỏi dành cho các nhà quản trị cũng như công nhân viên trong công ty, thu được bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro chính của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Sứ Hảo Cảnh

STT Rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%)

1. Rủi ro ngành 8/52 15,38

2. Rủi ro về trang thiết bị, cơ sở vật chất 17/52 32,69

3. Rủi ro về nhân lực 20/52 38,46

4. Rủi ro từ các hợp đồng kinh tế 5/52 9,62

5. Rủi ro khác 2/52 3.85

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) 2.2.1.1. Rủi ro ngành

Theo bảng 2.2 rủi ro ngành chiếm 15,38% mức độ ảnh hưởng của các rủi ro mà công ty gặp phải. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sứ nói chung đều bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu tốt sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm được nâng cao. Các sản phẩm sứ không chỉ quan trọng về sứ, mà nước men cũng chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên không hẳn công ty nào cũng luôn luôn làm tốt được việc này, chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình sản xuất cũng làm thay đổi chất lượng men và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm của công ty.

Ngoài ra, tình hình biến động của giá khí đốt gây khó khăn không nhỏ trong việc làm gia tăng chi phí sản xuất. Giá khí đốt năm 2014 tăng 17,65% trong khi đó lượng khí tiếp tục thiếu và suy yếu, thất thường. Công ty đã đầu tư hệ thống than hóa khí để chủ động hơn cho hệ thống lò nung, tuy nhiên có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và sự cố bất thường.

Mặt khác, trong quá trình sản xuất được chia thành rất nhiều công đoạn: sấy phun, nghiền men, nghiền xương, tráng men, nung…tỷ lệ sản phẩm hỏng và không

thế, đặc thù của các sản phẩm sứ là rất dễ vỡ, quá trình vận chuyển từ lò nung, các phân xưởng lên xe sang khu vực dự trữ cũng rất dễ xảy ra sai sót. Trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014, mỗi năm công ty có khoảng 12.000 sản phẩm sứ vệ sinh và khoảng 27.000 sản phẩm sứ mỹ nghệ bị hỏng, không đạt yêu cầu do quá trình nặn khuôn, phun men hay nung gặp vấn đề gây hậu quả không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống ngày càng phát triển, nếu công ty không cập nhật và đổi mới công nghệ hiện đại, kiểu dáng mẫu mã đa dạng phong phú, không tạo được sự khác biệt hóa thì khả năng tồn kho là rất lớn.

2.2.1.2. Rủi ro về trang thiết bị, cơ sở vật chất

Rủi ro về trang thiết bị, cơ sở vật chất có ảnh hưởng tương đối lớn tới các hoạt động của công ty, chiếm đến 32,69% trên tổng số các rủi ro của công ty.

Là một doanh nghiệp kiêm cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, với 5 nhà máy sản xuất, Hảo Cảnh phải đặc biệt quan tâm đến cơ sở vật chất cho toàn công ty tuy nhiên rủi ro từ các máy móc, thiết bị trong các nhà máy, phân xưởng là không dễ tránh khỏi. Các thiết bị máy móc với công suất làm việc liên tục 24/24 khả năng cháy nổ, tai nạn lao động là rất cao, tiếp theo đó là doanh nghiệp phải chịu các khoản chi phí bồi thường cho công nhân cũng như chi phí khắc phục sau sự cố khác.

Tháng 7 năm 2014, công ty gặp phải một sự cố tương đối nghiêm trọng là lò nung ở nhà máy số 2 bị hở và hậu quả là có 3 công nhân làm việc khu vực đó bị thương khá nặng. Ngay sau đó, sự cố nhanh chóng được khắc phục, tuy nhiên hậu quả gây ra là tương đối lớn, ước tính khoảng 250 triệu đồng.

2.2.1.3. Rủi ro về nhân lực

Theo kết quả điều tra cho thấy, rủi ro về nhân lực có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của doanh nghiệp, chiếm 38,46%. Có thể nói, mọi rủi ro đều xuất phát từ con người, dù là rủi ro về trang thiết bị máy móc hay là các yếu tố về môi trường ngành đều chịu tác động gián tiếp của con người. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận của rủi ro này là tác động trực tiếp từ con người.

Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với số lượng cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty lên tới 976 người nên việc xảy ra tai nạn lao động là không

thể tránh khỏi kèm theo đó là công ty phải chịu chi phí để hỗ trợ cho những công nhân bị tai nạn lao động không có khả năng lao động tiếp.

Quá trình sản xuất chia ra thành rất nhiều công đoạn khác nhau, và mỗi công đoạn công nhân đều phải làm việc tối đa công suất, tương đối vất vả, đòi hỏi sức bền lớn. Vì vậy, tình trạng công nhân nghỉ việc là khó tránh được gây khó khăn cho hoạt động của công ty.

Mặt khác, với số lượng cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty lớn yêu cầu ban lãnh đạo phải có những hệ thống theo dõi và đánh giá nhân viên để có những chính sách cũng như kế hoạch quản lý nhân viên. Với số lượng quá đông, phần lớn là công nhân lao động tại các nhà máy, nếu công ty không có kế hoạch kiểm soát thì khả năng nhân viên bỏ việc, thiếu trách nhiệm là rất lớn.

Theo số liệu thống kê từ Phòng Tổ chức – Hành chính, trong thời gian từ 2012 – 2014, công ty có 3 nhân viên hành chính xin nghỉ với lý do muốn tìm công việc có cơ hội thăng tiến hơn, 27 công nhân (10 nữ và 7 nam) xin nghỉ với lý do không chịu được áp lực từ công việc.

Bên cạnh đó, các hoạt động của công nhân trong nhà máy chia ra thành các công đoạn khác nhau và ảnh hưởng chặt chẽ đến nhau, vì thế khi có công nhân xin nghỉ việc, công ty phải nhanh chóng có kế hoạch tuyển dụng để kịp thời đào tạo để thay thế vị trí bị bỏ trống. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động của công ty.

2.2.1.4. Rủi ro trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế

Năm 2012, công ty bị thiệt hại hơn 700 triệu đồng khi không thực hiện đúng hợp đồng với Công ty TNHH MTV trang trí nội thất Hương Thảo, lý do được đưa ra là do quá trình thương thảo hợp đồng không kỹ lưỡng dẫn đến khi hai bên thực hiện hợp đồng nảy sinh mâu thuẫn và hủy bỏ hợp đồng giữa chừng. Năm 2013, công ty tiếp tục gặp rắc rối khi trong quá trình vận chuyển gặp sự cố, các sản phẩm được chuyển tới Cửa Hàng Thúy Đằng – Ninh Bình không đảm bảo chất lượng, thiệt hại gần 180 triệu đồng.

Quá trình vận chuyển: Sản phẩm của công ty là những hàng hóa dễ vỡ, nên rủi ro trong quá trình vận chuyển là không tránh khỏi.

Dự trữ hàng hóa: các sản phẩm chồng chéo lên nhau dễ bị hỏng lớp men cũng như khó kiểm soát, đổ vỡ…

2.2.2. Kết quả tổng hợp và đánh giá công tác quản trị rủi ro tại công ty

Qua quá trình điều tra và thu thập dữ liệu bảng hỏi từ phía nhà quản trị cũng như các nhân viên, công nhân trong công ty, thu được kết quả như sau:

Ngoài ra, đến 86,54% cá nhân được điều tra cho rằng công ty có xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro theo quá trình.

Từ những kết quả điều tra trên, có thể đi vào đánh giá cụ thể từng quá trình của công tác quản trị rủi ro của công ty.

2.2.2.1. Nhận dạng rủi ro

Qua phỏng vấn ông Tô Xuân Cảnh – Giám đốc Công ty, ông cho biết: Hiện tại, công ty đang áp dụng phương pháp thanh tra hiện trường tức là theo dõi các hoạt động thực tiễn và nghiên cứu về các rủi ro xảy ra trong quá khứ. Ban giám đốc sẽ nghe báo cáo từ các nhân viên cấp dưới, thông tin có thể lấy từ giấy tờ các lần kiểm tra thực tế. Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản trị rủi ro, Ban Giám đốc Công ty đã áp dụng biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên, tổ chức các buổi họp định kỳ hàng tháng, có thể là hàng tuần để lắng nghe ý kiến, đề xuất của nhân viên để kịp thời nắm bắt và xử lý tình hình, đặc biệt là ý kiến của các tổ trưởng phân xưởng về tình hình hoạt động sản xuất, máy móc, trang thiết bị tại các nhà máy.

Cũng qua kết quả điều tra các thành viên của công ty, bên cạnh 40,38% các cá nhân cho rằng công ty đang sử dụng phương pháp thanh tra hiện trường, 32,69% là phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất thì cũng có đến 15,38% các cá nhân được phỏng vấn cho rằng công ty cũng sử dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính để phát hiện các rủi ro trong tương lai thông qua các số liệu báo cáo hàng kỳ, hàng năm. Và 11,55% cho rằng công ty sử dụng phương pháp phân tích hợp đồng khi công ty ký kết được hợp đồng kinh tế mới.

Ngoài ra, nguồn gốc của những rủi ro mà công ty thường gặp phải xuất phát từ môi trường tự nhiên (15,38%), môi trường ngành (32,69%), từ chính bản thân công ty (51,93%). Trong đó, giai đoạn hay xảy ra rủi ro nhất là trong quá trình sản xuất chiếm đến 67,31% tổng số phiếu, tiếp đến là quá trình mua nguyên vật liệu với 23,08%, và trong quá trình kinh doanh thì hạn chế hơn với 9,61%.

Như vậy, Công ty cũng sử dụng một số phương pháp để nhận dạng rủi ro trong thời gian gần đây, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế do công tác thu thập ý kiến từ phía nhân viên còn gặp nhiều hạn chế, cũng như kiến thức về quản trị rủi ro của nhân viên còn chưa cao. Bằng chứng là đến 30,77% các cá nhân được điều tra cho rằng, nhận dạng rủi ro là giai đoạn mà công ty thực hiện chưa tốt. Tuy nhiên việc nhận dạng cũng được triển khai theo nhiều phương pháp với mức độ tương đối thường xuyên, vấn đề đặt ra có các nhà quản trị, cho ban giám đốc là nâng cao trình độ nhận thức và khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro và xây dựng công ty vững mạnh.

2.2.2.2. Phân tích rủi ro

Công tác phân tích rủi ro nói chung là khá tốt, theo kết quả điều tra thì cũng chỉ có 17,31% cho rằng giai đoạn này công ty thực hiện chưa tốt.

Với đặc thù là một công ty thực hiện cả sản xuất và kinh doanh nên công ty thực hiện phân tích rủi ro theo hai phương diện là: phương diện kỹ thuật và phương diện con người. Sau khi công ty nhận dạng được vấn đề rủi ro từ phía nhân viên, từ khách hàng, từ trang thiết bị, cơ sở vật chất hay từ các yếu tố môi trường vĩ mô, Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Sứ Hảo Cảnh sẽ có các cuộc điều tra khác nhau và phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro đó và thống kê lại ý kiến, đưa ra nhận xét chung về những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Việc phân tích các hiểm họa hay phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro đều được thực hiện tại các phân xưởng, phòng ban trong công ty và tổng hợp đưa lên Ban giám đốc.

Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm quản lý Misha – đây là chương trình quản lý toàn diện hoạt động của công ty, nó tổng hợp kết quả của mọi hoạt động, giúp công ty quản lý dễ dàng hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro. Có thể nói rằng, việc áp dụng

hiện đại luôn là một yếu tố quan trọng góp vào sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào.

2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro

Thông qua điều tra nhân viên và phỏng vấn ban giám đốc, nhận thấy công ty đều áp dụng cả 3 phương pháp: phòng ngừa rủi ro (32,69%), né tránh rủi ro (30,77%), giảm thiểu rủi ro (36,54%). Việc áp dụng phương pháp nào sẽ được căn cứ vào tình hình và kinh nghiệm xử lý những rủi ro tương tự từ trước đó.

Để phòng ngừa rủi ro, công ty đã lên kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng các nhân viên của mình có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm bằng những tuần tập huấn, đối với công nhân các nhà máy thì được trang bị kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề, giảm tình trạng chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu của khách hàng cũng như quá trình đàm phán, marketing quảng bá sản phẩm mới có kết quả cao.

Bên cạnh đó, công ty cũng quan tâm nhiều đến đời sống nhân viên trong công ty, tạo bầu không khí và động lực làm việc tốt để tránh tình trạng áp lực công việc nặng nề. Công ty thường xuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất để giảm thiểu và né tránh rủi ro.

Cũng qua kết quả điều tra, 25% trên tổng số phiếu cho rằng kiểm soát rủi ro là giai đoạn công ty thực hiện chưa tốt. Điều này có nghĩa là mặc dù công ty đã kết hợp cả 3 phương pháp nhằm kiểm soát rủi ro nhưng vẫn xảy ra vấn đề kỹ năng giải quyết rủi ro của nhà quản trị và sự phối hợp giữa các nhân viên và nhà quản trị trong công ty.

2.2.2.4. Tài trợ rủi ro

Đưa ra các biện pháp tài trợ rủi ro là khâu cuối cùng và cũng quan trọng nhất của quản trị rủi ro.

Trong năm 2013 công ty đã lập quỹ dự phòng cho các rủi ro là 900.000.000 đồng và năm 2014 là 800.000.000 đồng để phòng ngừa rủi ro. Chính nhờ quỹ dự phòng này mà trong năm 2013 công ty có thể chủ động trong việc đối phó với những rủi ro của công ty trong việc nâng cấp thiết bị lò nung ở nhà máy số 2. Hơn nữa, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển đã giúp công ty giảm thiểu tối đa những rủi ro.

Bên cạnh đó, việc lập các quỹ dự phòng vẫn còn được lập thường xuyên, nên nhiều khi chất lượng công tác tài trợ đạt mức chưa tốt, các gói bảo hiểm mà công ty sử dụng cũng chưa lớn và thủ tục bảo hiểm vẫn còn rườm rà. Do đó làm ảnh hưởng đến khả năng giải quyết tổn thất của công ty khi rủi ro xảy ra.

Theo Giám đốc Tô Xuân Cảnh, công ty đang thực hiện cả hai phương án là tự bảo hiểm và chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, quỹ bảo hiểm vẫn còn hạn hẹp. Công ty chỉ tham gia mua bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm lao động cho nhiên viên, còn bảo hiểm đối với rủi ro từ hoạt động kinh doanh thì công ty chưa chú trọng nhiều. Điều này cũng hoàn toàn không khó hiểu khi mà 26.92% trên tổng số phiếu cho rằng tài trợ rủi ro là giai đoạn công ty thực hiện còn chưa tốt, đứng thứ hai chỉ sau nhận dạng rủi ro.

2.3. Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH Sảnxuất Kinh doanh Sứ Hảo Cảnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh sứ hảo cảnh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w