d. Môhình hồi quyLogit.
2.3.3.3 Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợc ủa khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việ t Nam
Chi nhánh Bến Tre từ mô hình nghiên cứu
Kết quả từ mô hình cho thấy, có nhiều yếu tố trùng với những tiêu chí đánh giá khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân.Hơn nữa, từ mô hình ta phát hiện có một vài yếu tố là những yếu tố mang tính chất mới và ngoài mong đợi có thểứng dụng vào việc thẩm định sau này. Cụ thể như sau:
+ Trong mô hình nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố có tác động mạnh nhất và cùng chiều với khả năng trả nợ là thông tin khách hàng (X1), thông tin khách hàng thể hiện qua những thông tin về nhân thân như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ, tình trạng hôn nhân, giới tính, nghề nghiệp, tên cơ quan,… và thông tin pháp lý: chứng minh nhân dân,… phải được cập nhật một cách kỹ lưỡng trong hồ sơ tín dụng và trong hệ thống SIBS1 của BIDV.
+ Yếu tố thứ hai là lãi suất (X3), theo mô hình thì lãi suất thấp sẽ có lợi cho khách hàng nên sẽ tăng được khả năng trả nợ.
+ Yếu tố thứ ba là dư nợ (X4), dư nợ đối với khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng cao.
+ Yếu tố thứ tư là thu nhập (X7), từ kết quả nghiên cứu thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ càng giảm.
+ Yếu tố thứ năm được xác nhận là có tác động là rủi ro nghề nghiệp (X8), khả năng trả nợ của KHCN sẽ tỷ lệ nghịch với rủi ro nghề nghiệp.
+ Yếu tố thứ sáu là số người phụ thuộc (X9), số người phụ thuộc đối với khách hàng vay càng nhiều thì khả năng trả nợ càng thấp. + Yếu tố thứ bảy là thời gian cư trú (X10), KHCN sống càng lâu tại nơi ở của mình thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn những KHCN có thời gian cư trú thấp. + Yếu tố thứ tám là giới tính (X12), kết quả nghiên cứu phát hiện rằng KH vay là nam sẽ trả nợ tốt hơn nữ.