Tổng quan về tình hình hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng thương mại cồ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

Một phần của tài liệu Đo lường khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bến Tre (Trang 30)

d. Môhình hồi quyLogit.

2.1 Tổng quan về tình hình hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng thương mại cồ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

thương mại cồ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

2.1.1Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bến Tre

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung của Nhà nước, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng nếu như không có vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một doanh nghiệp - một định chế tài

trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng thương mại là đơn vị chủ yếu cung cấp vốn và thu lãi, nhưng để cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Có thể nói hoạt động huy động các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng nhất của các NHTM. Trong quá trình hoạt động ngân hàng luôn tìm mọi cách phát triển nguồn vốn như mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội.

Với mục tiêu và phương châm hoạt động “An toàn - Chất lượng - Hiệu quả - Tăng trưởng bền vững”, với mong muốn mở rộng hoạt động trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh thì BIDV Bến Tre đã cố gắng tạo cho mình một nguồn vốn ổn định và đảm bảo cho hoạt động. Tình hình nguồn vốn huy động của BIDV Bến Tre giai đoạn năm 2009 đến năm 2012 được thể hiệnqua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động từ năm 2009 đến năm 2012 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I.Vốn huy động 1.338 96,55% 1.723 99,36% 2.046 95,48% 2.654 96,31% 1.TG các TCKT 433 32,36% 461 26,76% 541 26,44% 584 22% 2.TG của dân cư 905 67,64% 1.262 73,24% 1.505 73,56% 2.07 78% 3. Có kỳ hạn 192 14,35% 186 10,80% 193 9,43% 270 10,17% 4. Không kỳ hạn 1.146 85,65% 1.537 89,20% 1.853 90,57% 2.384 89,83% II.Vốn vay từ các TCTD 3,12 0,23% 4,37 0,25% 3,50 0,016% 4 0,15% III.Vốn và các 0,24 0,2% 0,35 0,02% 0,90 0,04% 1 0,04%

quỹ

IV.Nguồn vốn

khác 44,40 3,20% 6,44 0,37% 92,56 4,32% 96,56 3,5%

Tổng nguồn vốn 1.385,76 100% 1.734,16 100% 2.142,96 100% 2.756 100%

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Nguồn vốn chính của BIDV Bến Trebao gồm: vốn huy động, vốn vay, vốn và các quỹ, nguồn vốn khác.Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn qua các năm đều tăng nhanh, so với năm 2009 thì đến năm 2012 tăng 105,88%, tăng 1.467,24 tỷ đồng hơn gấp đôi so với năm 2009. Năm 2012 là năm có tốc độ tăng cao nhất so với năm 2011 là 28,61% và mỗi năm tốc độ tăng trưởng đều tăng trên 20%, riêng trong năm 2013 thì huy động vốnđạt 2.543 tỷ đồng có chiều hướng giảm nhẹ, gần 4,2% so với năm 2012. Các hình thức huy động ngày càng đa dạng, góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trưởng nhanh qua các năm, thay thế dần các loại nguồn vốn khác.

Năm 2009, nguồn vốn huy động là 1.338tỷ đồng, chiếm96,55% trên tổng nguồn vốn. Năm 2010, vốn huy động đạt 1.723tỷ đồng tăng 28,77% so với năm 2009 với mức tăng 385 tỷ đồng, chiếm99,36% trên tổng nguồn vốn. Năm 2011, vốn huy động tăng lên mức 2.046 tỷ đồng tăng 323 tỷ đồng tức tăng 18,75% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 95,48% trên tổng nguồn vốn. Năm 2012, mặc dù lãi suất huy động có dấu hiệu giảm nhưng gửi tiền là kênh thu nhập an toàn nên công tác huy động vốn tiếp tục tăng nhanh 2.654 tỷ đồng, tăng 608 tỷ đồng so với năm trước; năm 2013 là năm mà lãi suất huy động giảm mạnh, dưới sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước về lãi suất huy động trần làm kênh huy động vốn không còn là sự lựa chọn ưa thích của các tầng lớp dân cư. Đặc biệt,BIDV Bến Treluôn áp dụng lãi suất sàn, dưới sự cạnh tranh của các ngân hàng trong tỉnh thì BIDV Bến Tre mất một khách có

tiền gửi lớn đáng kể.Tuy có sự cạnh tranh mạnh mẽ về mặt bằng lãi suất giữa các ngân hàng khác và đặc biệt là cuộc chạy đua về lãi suất huy động diễn ra trong hệ thống các NHTM. Nhưng bằng các biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, khuyến khích bằng vật chất, cho nên nguồn vốn huy động của BIDV Bến Trevẫn đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng và hội sở chính giao. Điều đó chứng tỏ BIDV Bến Trehuy động vốn có hiệu quả, khả năng tự chủ của ngân hàng đang từng bước được nâng cao, đây cũng chính là cơ sở cho quá trình cấp tín dụng được diễn ra một cách thuận lợi.

Tóm lại,Công tác huy động vốn của BIDV Bến Tre đã đạt được những thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm, năm sau nhiều hơn năm trước. Chính sự tăng trưởng này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh của BIDV Bến Trevà đây cũng là mục tiêu mà BIDV Bến Tremong muốn ngày càng phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đo lường khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bến Tre (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)