Bố cục: tuân thủ bố cục chặt chẽ của một tuyên ngôn

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lớp 12 (Trang 99)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

c.Bố cục: tuân thủ bố cục chặt chẽ của một tuyên ngôn

- Đoạn 1 (từ đầu – không ai có thể chối cãi được): nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập.

- Đoạn 2 (tiếp – dân tộc đó phải được độc lập):Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn (Tội ác của thực dân Pháp và thực tế đấu tranh giành độc lập của nhân dân)

- Đọan 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

2. Phân tích văn bản

a. Đoạn 1

+ Mở đầu bằng cách trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ + Ý nghĩa cách mở đầu:

- 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng nhân loại

- Vừa khôn khéo (tỏ ra tôn trọng tư tưởng đúng đắn của cha ông kẻ xâm lược), vừa kiên quyết (gậy ông đập lưng ông, lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để phê phán chúng)

- Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc (sánh ngang bản tuyên ngôn khai sinh dân tộc Việt Nam với các bản tuyên ngôn bất hủ trên thế giới)

+ Trích dẫn sáng tạo

- Mĩ và Pháp: “con người”

- Hồ Chí Minh: nâng thành phạm vi “ dân tộc”

Đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của¬ Hồ Chí Minh. Mở đầu xúc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn¬ sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kiên quyết “Đó là những lí lẽ không ai chối cãi được”

b. Đoạn 2

+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

- Câu mở đầu: Câu chuyển tiếp tương phản với các lí lẽ đoạn 1 > Thực daâ Pháp đã phản bội tuyên ngôn thiêng liêng của tổ tiên chúng, pản bội tinh thần nhân đạocủa nhân loại

- Tố cáo trên 2 phương diện: gây ra tội ác trên mọi mặt dời sống (chính trị, kinh tế…), gây ra cho mọi đối tượng tầng lớp (dân cày, dân buôn, tư sản…)

- Nghệ thuật: thủ pháp liệt kê, điệp từ (chúng), động từ mạnh > Tội ác chồng chất, tiếp nối khó rửa hết.

Tố cáo đanh thép quyết liệt làm hiên hiện tội ác của thực dân¬ Pháp. + Vạch trần bản chất hèn nhát để đập lại luận điệu bảo hộ xảo trá của Pháp - Chỉ ra: những việc Pháp làm ở Việt Nam không phải là công mà là tội.

- Dẫn chứng cụ thể, chi tiết ( để 2 triệu người chết đói, lê gối đầu hàng, ta lấy nước từ Nhật chứ không phải từ Pháp…)

- Khẳng định: “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết” sợi dây ràng buộc Việt – Pháp + Phản ánh quá trình đấu tranh bền bỉ giành độc lập của dân tộc:

- Sự ra đời của nước Việt Nam như một tất yếu lịch sử ( Pháp chạy, Nhật Hàng, vua Bảo đại thoái vị > 9 chữ ngắn gọn khái quát cả trăm năm lịch sử, mang âm vang sử thi hào hùng).

- Buộc các nước đồng minh phải công nhận độc lập (Chúng tôi tin rằng)

c. Đoạn 3

+ Kết luận giản dị nhưng chắc chắn về quyền độc lập của VN > quyền bất khả xâm phạm, có tính chất chân lí.

+ Kêu gọi tha thiết toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu kẻ thù.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1 : Nêu và phân tích ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Đề 2: Trình bày tóm tắt phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề 3: Phân tích ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập.

Đề 4: Phân tích cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập.

Đề 5: Phân tích Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm.

Đề 6: Phân tích phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập.

Gợi ý giải đề

+ Phân tích đề

- Nội dung: quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Quan điểm nghệ thuật là gì?

• Quan: quan sát, nhìn nhận. Điểm: chỗ đứng > Chỗ đứng để nhìn nhận nghệ thuật. • Vai trò của quan điểm nghệ thuật:

o Chi phối toàn bộ sáng tác của nhà văn..

o Phần nào xác định tầm vóc tư tưởng người nghệ sĩ.

- Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (trọng tâm): trình bày theo 3 ý trong phần kiến thức cơ bản.

• Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

• Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc.

• Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.

Lưu ý: Phân tích ngắn gọn một dẫn chứng để thấy rõ dấu ấn của quan điểm nghệ thuật trong tác phẩm (Tuyên ngôn độc lập, Vi hành, Nhật kí trong tù,…: giá trị chiến đấu, tính chân thật và tính dân tộc thể hiện như thế nào? Đối tượng và mục đích sáng tác đã quyết định ra sao tới việc lựa chọn nội dung và hình thức của tác phẩm?...)

- Nhận xét:

• Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt trong tất cả các tác phẩm của Người.

• Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiện tầm vóc tư tưởng của một nhà văn lớn. Chính quan điểm đó là nền tảng cho một sự nghiệp văn chương giàu giá trị.

Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. - Hình thức: trình bày tóm tắt.

+ Hướng dẫn:

- Phong cách nghệ thuật là gì?

• Nói một cách ngắn gọn: là đặc điểm riêng biệt của sáng tác. • Nghiêng về hình thức (hệ thống các yếu tố hình thức độc đáo)

• Thống nhất trong mọi tác phẩm, mọi giai đoạn sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, nó vẫn có sự vận động.

• Nhà văn lớn là nhà văn có phong cách.

- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh? Trình bày theo các ý đã có trong phần kiến thức cơ bản

• Khái quát

• Phong cách nghệ thuật của từng thể loại.

Lưu ý: Cách lấy dẫn chứng ở từng đặc điểm: điểm tên tác phẩm (khoảng 3 tác phẩm), dẫn chứng cụ thể (phân tích ngắn gọn 1 ví dụ thể hiện đặc điểm phong cách)

• Khẳng đinh lại: phong cách nghệ thuật đa dạng và độc đáo. • Phong cách nghệ thuật đó tạo nên tầm vóc của một nhà văn lớn.

Đề 3:

+ Phân tích đề

- Nội dung: ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập - Hình thức: phân tích cụ thể.

+ Hướng dẫn:

- Ý nghĩa phần mở đầu trong một tuyên ngôn: nêu những nguyên lí chung, cơ sở pháp lí của tuyên ngôn.

- Ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập: • Mô tả (mở đầu như thế nào)

• Ý nghĩa (trọng tâm) • Trích dẫn sáng tạo - Đánh giá:

• Khẳng định: cách mở đầu xúc tích, khéo léo, sáng tạo. • Mở đầu cho hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm.

Đề 4:

+ Phân tích đề

- Nội dung: cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập. - Hình thức: phân tích cụ thể.

+ Hướng dẫn:

Đề 5:

+ Phân tích đề

- Nội dung: Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm - Hình thức: phân tích cụ thể.

+ Hướng dẫn:

- Khái quát: giá trị văn chính luận Hồ Chí Minh nói chung và Tuyên ngôn độc lập nói riêng.

Hệ thống lập luận chặt chẽ là một trong những giá trị nổi bật¬ của tác phẩm. - Phân tích hệ thống lập luận:

Phân tích theo 3 phần của bản tuyên ngôn, chỉ ra tính logic trong trình tự triển khai các luận điểm (hệ thống luận cứ)

- Tổng hợp:

• Hệ thống lập luận chặt chẽ là một đặc điểm nổi bật không chỉ ở Tuyên ngôn độc lập mà trong tất cả các tác phẩm văn chính luận của Bác.

• Hệ thống lập luận chặt chẽ kết hợp với lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng chân xác, hùng hồn… tạo nên vị trí áng văn chính luận xuất sắc cho Tuyên ngôn độc lập.

Đề 6:

+ Phân tích đề

- Nội dung: phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập.

- Hình thức: phân tích cụ thể. + Hướng dẫn:

- Phân tích các đặc điểm • Ngắn gọn

• Lập luận chặt chẽ (nêu hệ thống lập luận và sự logic trong trình tự triển khai qua các luận cứ)

• Lí lẽ đanh thép.

• Bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến. • Ngôn ngữ: hùng hồn, giàu tính biểu cảm

Tất cả xuất phát từ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt với nhân dân,¬ dân tộc. - Tổng hợp:

• Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ đặc điểm phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh. • Vị trí văn học sử: áng văn chính luận xuất sắc.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lớp 12 (Trang 99)