- Thân phận con dâu gạt nợ:
a. Hình tượng Sông Đà
+ Lời đề từ:
- Thơ Nguyễn Quang Bích:
“Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”
Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, không giống ai của Sông Đà > Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.
- Thơ của nhà thơ Ba Lan:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông > hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
+ Phân tích hình tượng con Sông Đà:
+ Khái quát: Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động, có diện mạo, tính cách, nội tâm, hoạt động như con người > hiện lên như một nhân vật văn học với 2 tính cách nổi bật: vừa hung bạo, dữ dội, hùng vĩ vừa trữ tình, dịu dàng, nên thơ.
+ Tính cách hung bạo, vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ:
Khúc thượng nguồn: lắm thác, nhiều ghềnh, độ dốc lớn, nước chảy xiết.
- Vách đá: “dựng vách thành”, được đặc tả bằng một loạt các liên tưởng, so sánh cụ thể, độc đáo:
• Mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời • Chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.
• Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh… Hẹp, sâu, dốc thẳng đứng, tạo cảm giác rợn lạnh.
- Âm thanh tiếng nước:
• Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt.
• Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
• Nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.
• Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng > gợi không khí của một trận cuồng lửa, hủy diệt, dùng lửa để tả nước – hai yếu tố vồn tương khắc, giờ lại hòa hợp để tương sinh một so sánh độc đáo, gợi cảm > nhấn mạnh đặc tính hủy diệt ghê gớm của Sông Đà.
Câu văn có kết cấu trùng điệp, liên hoàn, nhịp ngắn tạo giọng văn dồn dập, gấp gáp, cắng thẳng, từ ngữ cực tả trạng thái dữ dội > ấn tượng hãi hùng, rùng rợn và sức tàn phá khủng khiếp.
- Hút nước:
• Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
• Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh.
• Cốc pha lê nước khổng lồ.
• Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.
Nhận xét:
• Đặc tả hút nước Sông Đà: sâu, sáng, xanh trong thăm thẳm.
• Kết hợp thủ pháp của văn học và thủ pháp của điện ảnh > truyền đến độc giả cảm giác chân thực, sống động như tận mắt chứng kiến > Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn nên thơ một cách hùng vĩ.
- Thạch trận:
Thạch trận không chỉ có vẻ hung hãn, dữ dằn của vách đá, hút nước mà còn bộc lộ bản chất nham hiểm, xảo quyệt
• Đá:
Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, “nhăn nhúm”, méo mó
Đứng, ngồi, nằm, nghiêng với những nhiệm vụ riêng > bày sẵn thạch trận thành 3 tuyến.
• Bày 3 trùng vi nhằm tước đoạt và hủy diệt đến cùng sự sống của con người: giở mọi thủ đoạn, miêu ma chước quỷ để dẫn dụ, phục kích > “binh pháp” sâu hiểm của “thần sông thần đá”.
Chọn khúc ngoặt – khi tầm nhìn bị hạn chế để đánh phục kích.
Dụ người vào sâu thế trận, đánh quật vu hồi > cô lập hóa, chặn mọi đường sinh. Khi giáp lá cà: giở mọi ngón đòn hiểm ác: nước thác reo hò làm thanh viện…> uy hiếp tinh thần đối phương.
• Ngôn từ phong phú, sử dụng thuật ngữ, hệ từ vựng của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau (quân sự, võ thuật, thể thao…)
• Diễn tả tính chất cuộc đấu tranh giữa con người – tự nhiên: quyết liệt, căng thẳng, một mất một còn.
Bản chất Sông Đà: vừa “khắc nghiệt như gì ghẻ, chúa đất”, vừa hùng vĩ dữ dội. Ấn tượng về con sông:
• Mang diện mạo một kẻ thù
• Thách thức đối với con người, gợi ham muốn chinh phục, khám phá, chế ngự. Tiểu kết:
Thần thoại “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: lý giải cái hung bạo, khắc nghiệt của Sông Đà bằng tư duy thần thoại cổ xơ “năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Nguyễn Tuân lại dựng lên vẻ đẹp dữ dội, hung bạo, hùng vĩ của Sông Đà bằng những trang văn cụ thể, chân xác, giàu liên tưởng.
+ Vẻ đẹp nên thơ và trữ tình:
Tập trung ở khúc hạ lưu > dòng chảy êm, phẳng, rộng > nét tính cách tương phản với sự hung bạo được miêu tả cụ thể, chân thực bằng rất nhiều hình ảnh gợi cảm.
- Điểm nhìn động: theo mùa; trên cao, xa; ngồi thuyền đi trên mặt sông. - Cụ thể:
• Trên cao, xa:
o Dây thừng ngoằn nghèo.
o Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân > vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, e ấp như mang cả hương thơm quyến rũ của núi rừng (áng tóc thơm hương hoa ban hoa gạo).
• Theo mùa:
o Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.
o Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
Khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ nhờ những so sánh độc đáo, chân xác.
• Cảm nhận con sông Đà gợi cảm trên tư cách một “cố nhân”
o Màu nắng tháng ba Đường thi > liên tưởng độc đáo > nắng sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa.
o Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng >
• Ngồi trên thuyền: “như một tình nhân chưa quen biết”
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà.//B Cảnh ven sông ở đây lặng tờ.//B Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê,/B quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.//B Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.//B Mà tịnh không một bóng người.//B Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp.//T Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm.//B Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.//T Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.//B Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai
Châu.//B Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương,/B chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò.//B Hươu vểnh tai,/B nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành:/B “Hỡi ông khách Sông Đà,/B có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?//B” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.//B Sông Đà bọt nước lênh bênh/B – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”/B của một người tình nhân chưa quen biết”//T (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.//T Và con sông đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi,/B và con sông đang trôi những con đò mình chở buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.//B
(Qui ước: /: nhịp ngắn; //: nhịp dài; B: thanh bằng; T: thanh trắc) o Thanh B là chủ đạo
o Dùng động để tả tĩnh ( hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt, thuyền trôi, tiếng còi sương…) > đặc tả cái thanh tịnh tuyệt cùng của bờ bãi sông Đà.
o Hình ảnh: đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ
Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi ra những nõn búp, con nai thơ ngộ, áng cỏ sương > tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ.
Tiếng còi sương > âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ > chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.
Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa > không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm hồn người Việt trong những trang viết cổ sơ > lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh > vĩnh viễn hóa bờ bãi sông Đà.
Tiểu kết:
o Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất.
o Sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình > nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.
o Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên