Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lớp 12 (Trang 88)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

b.Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…

+ Điểm tên:

- Người vợ nhớ chồng > Vọng Phu > truyền thống thủy chung.

- Cặp vợ chồng yêu nhau > Hòn Trống Mái > tình cảm gia đình nồng thắm, trọn vẹn.

- Gót ngựa Thánh Giòng > vừa lí giải một hiện tượng địa lí (ao đầm), vừa biểu trưng cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm.

- Chín mươi chín con voi > dựng đất Tổ, những con rồng nằm im > góp dòng sông xanh thẳm.

- Học trò nghèo > núi Bút, non Nghiên > truyền thống hiếu học, vượt khó. - Con cóc, con gà > Hạ Long thành thắng cảnh.

- Những người vô danh có công với dân, với nước (công khai đất mở đường…) > Nhận xét:

- Ngôn ngữ: dày đặc các từ chỉ địa danh > trải theo chiều dài địa lí, từ Bắc vào Nam, lấp đầy không gian đất nước (3 miền, mọi địa hình: núi cao, trung du, đồng bằng, ven biển) > con chữ và các từ chỉ địa danh lan tới đâu, không gian mở ra tới đó > gợi hình dung hành trình khai đất mở đường, biến ruộng hoang, rừng sâu, nước thẳm… thành nơi sinh cư lập nghiệp trù phú của biết bao thế hệ.

- Thi liệu: văn hoá, văn học dân gian > gợi nhắc những trruyền thống quí báu của dân tộc, khơi dậy lớp trầm tích văn hoá trong những truyền thuyết dân gian.

- Bút pháp: huyền thoại hoá mỗi dáng núi, hình sông > Những địa danh không đơn thuần chỉ là những cái tên mà là số phận, cảnh ngộ, khát vọng của nhân dân. Lớp lớp người thay nhau “hoá thân”, in dấu vào từng tấc đất, ngọn núi, dòng sông để làm nên “dáng hình xứ sở”.

- Cách viết: từ cụ thể đến khái quát “Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hoá núi sông ta” > tác động sâu sắc vào nhận thức, rung cảm của người đọc.

+ Nhận thức

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và đã chết

Giản dị và bình thản Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm

- Lịch sử 4000 năm tạo nên bởi 4000 lớp người “giống chúng ta lứa tuổi” “không ai nhớ mặt đặt tên” > chiều dày của lịch sử

- Điệp từ “họ” > nhịp thơ hào hùng, âm điệu hào sảng > đoạn thơ như một khúc tráng ca.

- Vẫn là một tương phản đầy nghịch lí: những con người vô danh, giản dị (không ai nhớ mặt đặt tên) >< công việc lớn lao, kì vĩ (làm ra đất nước) > nhấn mạnh vào vai trò của nhân dân.

- Liệt kê > nhấn mạnh vai trò sản sinh, lưu truyền, nuôi dưỡng, phát triển những giá trị vật chất và tinh thần tạo ra Đất Nước.

+ Khái quát:

Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Xác định chủ nhân của Đất Nước: Nhân Dân.

+ Gợi nhắc những câu ca quen thuộc và truyền thống tinh thần của người Việt > tạo thế giới văn học dân gian, vùng văn hoá dân gian trong đoạn thơ > dư ba của tư tưởng Đất Nước của ca dao thần thoại.

Cách viết: tổng – phân - hợp: đi từ cụ thể đến khái quát, từ khái quát lại chứng minh phân tích cặn kẽ > ý thơ luyến láy như một khúc nhạc dân gian ngọt ngào.

Tiểu kết phần 2:

+ Phân tích, khái quát, triển khai, chứng minh Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân, của ca dao thần thoại.

+ Vận dụng tinh tế chất liệu văn hoá dân gian.

+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình như một chuyện kể của lứa đôi.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1 : Bình giảng đoạn thơ:

a. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…

b. Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng

Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…

Đề 2: Phân tích những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Đề 3: Phân tích tư tưởng Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân trong đoạn trích Đất Nước.

Đề 4: Phân tích những nét độc đáo trong nghệ thuật biểu hiện của đoạn trích Đất Nước.

Đề 5: So sánh Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Gợi ý giải đề: Đề 1:

+ Đoạn a - Khái quát:

• Khái quát vị trí, giá trị bài thơ. • Khái quát vị trí, giá trị đoạn trích. - Bình giảng:

• Hình thức trữ tình Mô tả

Ý nghĩa

• Khám phá mới mẻ về Đất Nước

• Đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng các chất liệu văn hoá, văn học dân gian. - Đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đoạn b - Khái quát:

• Đề tài Đất Nước và cách xử lí của các nhà văn cùng thời Nguyễn Khoa Điềm (Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi) > nét riêng trong tư tưởng.

• Khái quát về đoạn trích. - Bình giảng:

• Lí giải không khí lịch sử tác động đến tác giả. • Cách khám phá, tiếp cận riêng

• Mạch cảm xúc (văn cảnh đoạn thơ) • Giá trị nổi bật:

Nghệ thuật sử dụng từ địa danh

Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn hoá dân gian Điệp từ: những

- Đánh giá Đề 2:

+ Bản chất đề: Phân tích phần 1 của bài thơ.

+ Lưu ý: phân tích, làm nổi bật những nét mới trong cảm nhận Đất Nước qua thao tác so sánh.

Đề 3:

+ Lưu ý: so sánh tư tưởng Đất Nước với các nhà thơ cùng thời, với tư tưởng của các triết gia cổ đại phương Đông và tư tưởng của các tác giả trung đại Việt Nam > Cơ sở lí giải tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

- Bối cảnh thời đại.

- Sự trải nghiệm, dấn thân của cá nhân nghệ sĩ > quá trình tự nhận thức, phân tích, khái quát hoá (quan trọng nhất)

- Manh nha trong truyền thống tư tưởng phương Đông (cổ đại) và Việt Nam (trung đại)

Đề 4:

Làm rõ 3 đặc sắc nghệ thuật nổi bật:

- Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá, văn học dân gian.

- Giọng trữ tình có sự đan xen triết luận và chính luận > sức mạnh cảm hoá và thuyết phục.

- Tư duy nghệ thuật hiện đại: mượn những nghịch lí để diễn đạt logic những khám phá, tư tuởng mới mẻ của mình.(Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn...)

Đề 5 (dành cho học sinh khá giỏi) + Giống:

- Đề tài

- Thể hiện tình yêu đất ngước sâu sắc, mãnh liệt

- Tác phẩm có vị trí tiêu biểu trong sáng tác hai nhà thơ. + Khác:

Tiêu chí Đất Nước - Nguyễn Đình Thi Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

Vị trí văn học sử Tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp Tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Mĩ

Xuất xứ Sự tổng hợp lại từ hai bài thơ > 2 mảnh nhỏ hợp chỉnh thể lớn. Trích chương V Trường ca > mảnh vỡ từ một chỉnh thể lớn.

Cảm hứng chủ đạo Niềm xúc động mãnh liệt trước sức sống kì diệu của dân tộc > bài thơ là sự truy tìm cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam khó nghèo, lam lũ, đau thương lại cũng là một Việt Nam vùng lên quật khởi? Niềm tự hào sâu sắc vì sự linh thiêng của đất nước > truy tìm lời giải cho sự linh thiêng của đất nước (vì đất nước có trong tâm linh mỗi người Việt. Là một phần tâm thức Việt)

Chất liệu tạo hình ảnh Chủ yếu tạo bởi các quan sát, ấn tượng trực tiếp Vận dụng sáng tạo thi liệu văn hóa, văn học dân gian.

Hình tượng Nhân dân mang tính chất biểu trưng, biểu tượng. Nhân dân vô danh trong suốt 4000 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giọng điệu Viết trong một thời gian dài > Giọng thơ biến đổi theo nội dung: u hoài, buồn bã, căm hờn, phơi phới tự hào... Tâm tình thân mật kết hợp với triết luận đằm sâu.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lớp 12 (Trang 88)