Mô hình đƣợc nghiên cứu đƣợc xây dựng gồm 8 yếu tố đó là: Đặc điểm công việc, Đảm bảo công việc, Đƣợc công nhận, Đào tạo và thăng tiến, Mối quan hệ với lãnh đạo, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Lƣơng và phúc lợi, Thƣơng hiệu của tổ chức. Từ đó đƣa ra các giả thuyết cho mô hình.
Nghiên cứu đƣợc phân tích trên mẫu có kích thƣớc n = 200. Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA từ 29 biến quan sát ban đầu chỉ còn lại 26 quan sát và các thang đo đều có độ tin cậy cao. Các biến giải thích đƣợc 76,794% mô hình nghiên cứu, kết quả rút trích còn lại 7 nhân tố trong đó 2 nhân tố Quan hệ với lãnh đạo và Quan hệ với đồng nghiệp đƣợc nhóm thành một là Quan hệ trong công việc.
Mức độ tác động của từng nhân tố đƣợc đánh giá thông qua phân tích hồi quy đối với biến phụ thuộc đó là động viên chung và 7 biến độc lập là các yếu tố thành phần của động viên. Và kết quả là các thành phần đều có tác động dƣơng đến động viên nhân viên, và yếu tố “Đƣợc công nhận” có ảnh hƣởng cao nhất đến việc động viên nhân viên (Beta = 0.203), tiếp đó đảm bảo công việc (Beta = 0.192), mối quan hệ (Beta = 0.186), lƣơng và phúc lợi (Beta = 0.184), đào tạo và phát triển (Beta = 0.174), thƣơng hiệu (Beta = 0.160) cuối cùng là đặc điểm công việc (Beta =0.150).
Nhƣ vậy theo mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đã xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến việc động viên nhân viên tại các Ngân hàng TMCP hiện nay, đo lƣờng đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến việc động viên và so sánh sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng của động viên nhân viên theo các đặc điểm cá nhân. Nghiên cứu này cũng góp phần vào hệ thống đo lƣờng hoạt động quả trị nguồn nhân lực trong ngành Ngân hàng. Nhận dạng ra các yếu tố tác động thì các nhà quản trị sẽ dễ dàng hiểu rõ nguồn lực của tổ chức mình, từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp trong quá trình quản lý, điều hành đơn vị nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao và giữ lại đƣợc nguồn lực cốt lõi cho tổ chức mình. Khi nhân viên đƣợc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, làm việc sẽ có động lực và làm việc hiệu quả hơn.