Đánh giá thang đo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 48)

Một thang đo đƣợc coi là có giá trị khi nó đo lƣờng đúng cái cần đo, có nghĩa là phƣơng pháp đo lƣờng không có những sai lệch mang tính hệ thống và ngẫu nhiên. Các điều kiện mà một thang đo cần phải đạt đƣợc là độ tin cậy và độ giá trị.

Độ tin cậy

Có các tiêu chí đánh giá độ tin cậy (tính nhất quán) và giá trị của thang đo:

 Hệ số Cronbach alpha

 Hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-to-Total correlation).

 Hệ số “Cronbach alpha if Item Deleted”

Nhiều tác giả nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Và theo các tác giả Nunnally (1987), Peterson (1994) và Slater (1995) đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới, hoặc ngƣời trả lời mới làm quen với dạng câu hỏi nghiên cứu (trích từ Hoàng Trọng & cộng sự, 2008). Trong nghiên cứu này chọn Cronbach alpha > 0,7 để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc đo lƣờng hệ số Cronbach alpha chỉ cho biết độ tin cậy của thang đo hay nói một cách khác là có sự liên kết giữa các biến quan sát với nhau hay không trong cùng một khái niệm cần đo, nó không cho biết biến quan sát nào cần đƣợc bỏ đi hay giữ lại. Do đó, tính toán hệ số tƣơng quan giữa các biến quan sát và biến tổng cũng là một tiêu chí nhằm đảm bảo độ giá trị của thang đo, nhằm giúp loại ra những mục hỏi không đóng góp nhiều cho việc mô tả khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bên cạnh đó, hệ số Cronbach alpha if Item Deleted cũng đƣợc xem xét. Nếu hệ số tƣơng quan của các mục hỏi lớn hơn hệ số Cronbach alpha tƣơng ứng, thì mục hỏi đó nên đƣợc loại bỏ để tăng độ tin cậy cho thang đo (Nummally, 1978 - trích Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), tuy nhiên cũng cần xem xét để đảm bảo về độ giá trị nội dung các khái niệm cần đo.

Độ giá trị

Có nhiều tiêu chí đánh giá độ giá trị của một thang đo, trong nghiên cứu này đánh giá độ giá trị của thang đo qua một số tiêu chí nổi bậc: độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt. Các tiêu chí đánh giá độ gía trị của thang đo dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA).

 Độ giá trị hội tụ: phân tích nhân tố phù hợp để đánh giá độ hội tụ của thang đo, khi hệ số tải nhân tố (Factor Loading) tải lên nhân tố chung (khái niệm nghiên cứu)

 Độ phân biệt: khi phân tích EFA các quan sát đảm bảo đƣợc sự tách biệt giữa các nhân tố, khái niệm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.PDF (Trang 48)