Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đƣa ra. Các hệ số Beta >0 cũng cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố thành phần đối với biến “Động viên nhân viên” là mối quan hệ cùng chiều.
Giả thuyết H1: “Cảm nhận về đặc điểm công việc tốt thì sẽ động viên được nhân viên. Thành phần “Đặc điểm công việc” có hệ số Beta = 0.150 và sig = 0.001 (tức là độ tin cậy cao), nên giả thuyết H1 không bị bác bỏ
Giả thuyết H2: “Cảm nhận về việc đảm bảo công việc tốt sẽ động viên được nhân viên”. Yếu tố “Đảm bảo công việc” có hệ số Beta = 0.192 và sig = 0.000, nên giả thuyết H2 không bị bác bỏ.
Giả thuyết H3: “Cảm nhận của nhân viên về việc được công nhận thành quả làm việc tốt sẽ động viên được nhân viên”. Yếu tố “Công nhận thành quả làm việc” có hệ số Beta = 0.203, đây là yếu tố tác động mạnh nhất vào “Động viên nhân viên”, và sig = 0.000, nên giả thuyết H3 không bị bác bỏ
Giả thuyết H4: “Cảm nhận của nhân viên về việc đào tạo và thăng tiến tốt thì sẽ động viên được nhân viên”. Yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” có hệ số Beta = 0.174 và sig = 0.000, nên giả thuyết H4 không bị bác bỏ
Giả thuyết H5: “Cảm nhận của nhân viên về các mối quan hệ trong công việc tốt thì sẽ động viên được nhân viên”. Yếu tố “Mối quan hệ” có hệ số Beta = 0.186 và sig = 0.000, nên giả thuyết H5 không bị bác bỏ
Giả thuyết H6: “Cảm nhận của nhân viên về lương và phúc lợi tốt thì sẽ động viên được nhân viên”. Yếu tố “Lƣơng và phúc lợi” có hệ số Beta = 0.184 và sig = 0.000, nên giả thuyết H6 không bị bác bỏ
Giả thuyết H7: “Cảm nhận của nhân viên về thương hiệu của tổ chức tốt thì sẽ động viên được nhân viên”. Yếu tố “Thƣơng hiệu” có hệ số Beta = 0.160 và sig = 0.000, nên giả thuyết H7 không bị bác bỏ
Tóm lại, cả 7 thành phần trong thang đo mô hình điều chỉnh đều có ý nghĩa thống kê khi xem xét mối quan hệ thuận chiều giữa 7 thành phần này với việc động viên nhân viên trong các Ngân hàng TMCP ở TP. HCM hiện nay.