nhiên, không phải lúc nào khả năng sinh lời trên vốn chủ cao cũng thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ tọng vốn chủ sở hữu nhỏ trong công ty quy mô vốn huy động nên doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số sinh lời của vốn chủ và khi đó mạo hiểm tài chính cũng cao, nếu doanh nghiệp bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy mô vốn chủ sở hữu sẽ xảy ra với tốc độ lớn.
1.2.3.3. Nhóm phân tích tình hình tăng trưởng và dự báo rủi ro tài chính chính
a) Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp
Phân tích và quản lý tăng trưởng của doanh nghiệp được đề cập đến các chỉ tiêu sau:
+ Tăng trưởng về tài sản Tốc độ tăng (giảm) về
tổng tài sản (Ts) =
Tài sản cuối kỳ - Tài sản đầu kỳ Tài sản đầu kỳ
+ Tăng trưởng về vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng (giảm) về
=
+ Tăng trưởng về thu nhập (doanh thu thuần) Tốc độ tăng (giảm) về
doanh thu thuần (TD) =
D1 – D0 D0 + Tăng trưởng về lợi nhuận
Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận ròng (TNP) =
NP1 – NP0 NP0
b) Hệ thống chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính
Rủi ro là sự không chắc chắn của kết quả so với mong đợi. Để đo lường rủi ro, ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số nợ; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tức thời; hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình quân; hệ số quay vòng hàng tồn kho và kỳ hạn hàng tồn kho bình quân; ROA và ROE.
(1) Hệ số nợ
Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ để phân tích cơ cấu nguồn vốn. Chỉ tiêu này tính theo tỷ lệ giữa nguồn vốn vay nợ và tổng nguồn vốn. Tỷ lệ nợ càng lớn thì khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng thấp.
(2) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, ngược lại nếu chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.
(3) Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
= Tiền và tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn
Để đánh giá khả năng thanh toán nhanh (tức thời) các khoản nợ ngắn hạn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời. Hệ số này phản ánh tỷ lệ giữa tổng số tiền và tương đương tiền với tổng nợ ngắn hạn.
(4)- Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của DN. Nếu hệ số này càng cao, chứng tỏ DN thu hồi các khoản nợ càng nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì giảm được vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ, làm giảm doanh thu do phương
phổ biến và nếu DN không có chính sách bán trả chậm mềm dẻo có thể sẽ không thu hút được khách hàng.
- Kỳ thu hồi nợ bình quân
Kỳ thu hồi nợ bình quân = Số ngày trong kỳ báo cáo (360,90…) Hệ số thu hồi nợ
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng bán hàng trả chậm thì có nghĩa là DN đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải thu, điều này làm tăng vốn bị chiếm dụng, tăng chi phí nợ quá hạn và có thể dẫn tới không thu hồi được nợ.
(5) -Hệ số quay vòng hàng tồn kho Hệ số quay vòng
hàng tồn kho
= Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân
Hệ số quay vòng HTK phả ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bán được trong kỳ kế toán. Đây là chỉ tiêu quan trọng cho thấy năng lực HĐKD của DN. Nếu hệ số này càng cao thì tình hình tiêu thụ của DN được đánh giá tốt và ngược lại. Mặt khác, xét trên góc độ luân chuyển vốn, DN có hệ số quay vòng cao thường đòi hỏi mức đầu tư thấp cho HTK so với DN có cùng mức DT nhưng có hệ số quay vòng thấp.
- Kỳ hạn hàng tồn kho bình quân
Kỳ hạn HTK bình quân = Số ngày trong kỳ báo cáo (360,90…) Hệ số quay vòng HTK
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho hay nói cách khác, để hàng tồn kho quay được một vòng cần bao nhiêu ngày. Do vậy, chỉ tiêu này càng nhỏ, thời gian quay vòng càng ngắn thì tốc độc luân chuyển HTK càng lớn, khả năng HĐKD của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
(6) Hệ số khả năng sinh lời ròng của tài sản (ROA) Hệ số sinh lời ròng
của tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân (7) Hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân