TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1 Kiến thức

Một phần của tài liệu Tài liệu chuẩn KTKN văn 10-cơ bản (Trang 25)

1. Kiến thức

- Văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, biểu, hịch, cáo,... cho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kí,... do tầng lớp trí thức sáng tác.

- Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại.

2. Kĩ năng

Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

a) Thời đại và lịch sử

- Đây là một thời kì dài, bắt đầu từ khi quốc gia phong kiến Việt Nam được thiết lập đến lúc suy vong. Tư tưởng chủ đạo của thời đại này chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo.

- Thời đại này gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giữ nước vĩ đại nhưng càng về sau, chiến tranh chủ yếu là sự sát phạt, tương tàn lẫn nhau của các tập đoàn phong kiến, giữa giai cấp thống trị với nhân dân.

b) Khái niệm

- Do nền văn học nay chịu ảnh hưởng chủ yếu tư tưởng của giai cấp phong kiến nên còn có tên gọi là văn học phong kiến

- Nền văn học này chủ yếu do các trí thức phong kiến, các nhà khoa bảng sáng tác nên còn có tên gọi là văn học bác học.

- Khái niệm văn học trung đại là căn cứ vào thời kì lịch sử (từ thể kỉ X đến thế kỉ XIX)

c) Các giai đoạn phát triển

Chia thành bốn giai đoạn:

- Các giai đoạn văn học từ thể kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí. Cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu

nước. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc (từ thế kỉ XV mới có những sáng tác bằng chữ Nôm tiêu biểu và có giá trị).

- Hai giai đoạn sau, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn nủa sau thế kỉ XIX, tư duy nghệ thuật đã có sự phân biệt văn với sử, triết. Văn học gắn với hiện thực cuộc sống nhiều hơn. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân văn, cảm hứng về con người. Các thể loại văn học dân tộc và văn học chữ Nôm đều phát triển vượt bậc và có những thành tựu lớn.

d) Nội dung chủ yếu

- Cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng thế sự là những đặc điẻm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam.

- Sự thể hiện:

+ Cảm hứng yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ,

tỏ lòng,...

+ Cảm hứng nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều,

Bánh trôi nước,...

+ Cảm hứng thế sự: Vào phủ chủa Trịnh (Trích Vũ trung tuỳ bút), Truyện

lục Vân Tiên,...

e) Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng

trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

2. Luyện tập

Lập bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thười trung đại:

Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật tác giả, tác phẩmSự kiện văn học,

3. Hướng dẫn tự học

Học lại toàn bộ bài khái quát, tìm một số tác phẩm văn học thời trung đại minh hoạ.

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠTI- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Một phần của tài liệu Tài liệu chuẩn KTKN văn 10-cơ bản (Trang 25)