III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊLUẬN I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận; - Lập được dàn ý bài văn nghị luận.
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận. - Các bước lập dàn ý bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.
- Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
- Bài học là sự củng cố những kiến thức về văn bản nghị luận đã học ở THCS, thông qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của bài văn nghị luận:
+ Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản theo bố cục ba phần của văn bản (mở bài, thân bài, kết bài), giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi nghị luận, ...
+ Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận, trước hết cần xác định luận đề, luận điểm, luận cứ, từ đó sắp xếp vào bố cục ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề); thân bài 9triển khai các luận điểm, luận cứ theo trật tự hợp lí); kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).
2. Luyện tập
Các bài luyện tập phù hợp
- Bài tập nhận diện, phân tích dàn ý.
- Bài tập về lập dàn ý cho đề văn nghị luận. Ví dụ: Lập dàn ý cho các đề văn sau:
- Suy nghĩ của anh (chị) về hạnh phúc.
- Bàn về vấn đề "cho" và "nhận" trong cuộc sống.
- Về một tác phẩm văn học đã để lại cho anh (chị) những ấn tượng sâu sắc.
3. Hướng dẫn tự học
Kết hợp luyện tập tại lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng viết bài văn nghị luận.