THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Một phần của tài liệu Tài liệu chuẩn KTKN văn 10-cơ bản (Trang 40)

- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập

THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được thế nào là thơ hai-cư;

- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ hai-cư của Ba-sô.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Thơ hai-cư và đặc trưng của nó. - Thơ hai-cư của Ba-sô.

- Hình ảnh thơ mang tính triết lý, giàu liên tưởng.

2. Kĩ năng

- Biết đọc - hiểu một bài thơ hai-cư.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

- Những đặc điểm của thơ hai-cư (SGK). - Tác giả Ba-sô (SGK).

2. Đọc - hiểu văn bản

a) Nội dung

- Bài 1: Chú ý những từ ngữ chỉ thời gian (quý ngữ - chỉ mùa): Mười mùa sương, tức mười năm sống nơi đất khách. Về quê lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương và đất nước là một.

- Bài 2: Qua tiếng chim đỗ quyên, cảm nhận được tiếng lòng da diết, xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm.

- Bài 3: Hiểu được mớ tóc, di vật còn lại của mẹ, Ba-sô cầm trong tay. Hình ảnh "Làn sương thu" mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc rưng rưng.

- Bài 4: Chú ý chi tiết tiếng vượn hú và gió mùa thu. Vượn hú liên tưởng tới tiếng than khóc của trẻ con bị bỏ rơi trong rừng vì cha mẹ nghèo không nuôi được. Gió mùa thu tái tê gợi nỗi buồn nhân thế.

- Bài 5: Chú ý hình ảnh mưa giăng đầy trời và chú khỉ con thầm ước. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó của cuộc đời nghèo đói. Chú khỉ hay

nhân vật trữ tình mong mỏi con người tỏng cuộc đời này khỏi đói, khỏi rét, khỏi khổ. Niềm mong ước, khát vọng thật bình dị, chân thành.

- Bài 6 và 7: Sự chuyển mùa được thể hiện trong cái nhìn và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ thật tinh tế. Hoa đào, sóng hồ Bi-oa, tiếng ve ngân là sự giao cảm của con người với thiên nhiên và tạo vật.

- bài 8: Hình ảnh con người đang trên giường bệnh mà vẫn đầy khát vọng sống để tiếp tục du hành. Thơ đẫm tinh thần lạc quan.

b) Nghệ thuật

- Câu thơ ngắn, hàm súc.

- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng.

c) Ý nghĩa văn bản

Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương về xứ sở.

3. Hướng dẫn tự học

Học thuộc lòng bài 3 và bài 5.

ĐỌC THÊM

Một phần của tài liệu Tài liệu chuẩn KTKN văn 10-cơ bản (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w