- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư - NGÔ SĨ LIÊN)
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận thức được vẻ đẹp nhân cách của con người luôn trọng nghĩa nước hơn tình nhà qua ứng xử của Trần Thủ Độ.
- Thấy được đặc điểm của ngòi bút sử kí Ngô Sĩ Liên trong nghệ thuật kể chuyện, khắc họa tính cách nhân vật, kết cấu, diễn đạt ...
II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, khắc họa tính cách nhân vật sắc nét, kết cấu rõ ràng, diễn đạt gọn, hành văn mạch lạc.
2. Kĩ năng
Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung
Vài nét về tác giả và bộ Đại Việt sử kí toàn thư (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
Ứng xử của Trần Thủ Độ trước bốn sự kiện trong cuộc đời hoạt động chính trị - xã hội của ông
- Với người hặc tội mình: thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân; khích lệ cấp dưới trung thực và dũng cảm, vạch sai lầm của người khác, cho dù đó là bề trên.
- Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm: khích lệ người giữ nghiêm phép nước, không vì người vợ yêu quí của mình mà vi phạm kỉ cương phép nước.
- Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước: răn đe kẻ không đủ tư cách, hay luồn lọt nhờ cậy; khéo nhắc nhở vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy.
- Gạt bỏ ý định của Trần Thái Tông muốn đưa người anh của Trần Thủ Độ làm tướng: thẳng thắn, cương trực, không vì quyền lợi cá nhân mình mà phá vỡ kỉ cương phép nước.
Bốn sự kiện làm rõ nhân cách của Trần Thủ Độ.
b) Nghệ thuật
- Lối viết sử hấp dẫn, tạo được yếu tố bất ngờ, có kịch tính.
- Rất kiệm lời, không miêu tả nhiều mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên rõ nét.
c) Ý nghĩa văn bản
Nêu bật nhân cách cao cả, trọng nghĩa nước hơn tình nhà của Trần Thủ Độ. Văn bản có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
3. Hướng dẫn tự học
Phân tích một trong bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ.