Nghiên cứu về NPV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 29)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Nghiên cứu về NPV ở Việt Nam

Các nhà nghiên cứu về bảo vệ thực vật ở Việt Nam cũng đều khẳng

định vi rút nhân đa diện (NPV) gây bệnh khá phổ biến và có hiệu quả khá rõ rệt trên các loài sâu hại cây trồng ngoài đồng ruộng (Viện Bảo vệ thực vật, 2006) [13]. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về tác nhân vi rút NPV, cũng như vai trò của nó trong hạn chế số lượng quần thể sâu hại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

ngoài đồng ruộng còn rất ít và chưa được quan tâm nhiều trong công tác bảo vệ thực vật.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Cảm và CS. (1996) [2] đã điều tra thu thập mẫu sâu nhiễm bệnh trên bông, thuốc lá và rau màu ở nhiều tỉnh khác nhau thuộc khu vực phía Bắc và Đông Nam Bộ, đã xác định có 5 loài Baculovirus. Các loài Baculovirus bao gồm 4 loài NPV của sâu xanh (H. armigera), sâu khoang (S. litura) hại rau màu, sâu đo xanh (A. flava) hại đay, sâu róm hại thông (D. punctatus) và 1 loài vi rút hạt (GV) trên sâu tơ (P. xylostella) hại rau họ thập tự. Qua nghiên cứu NPV trên sâu xanh còn cho thấy vi rút NPV không chỉ gây chết sâu non, mà còn gây chết hoặc ức chế khả

năng hoàn thành phát dục của nhộng và trưởng thành sâu xanh. Theo tổng hợp của Hoàng Thị Việt và CS. (2002) [10] thì ở Việt Nam đã phát hiện được 10 chủng NPV trên 10 loài sâu hại cây trồng và 2 chủng GV trên 2 loài sâu hại là sâu tơ và sâu xanh bướm trắng.

Qua nghiên cứu thí nghiệm diện hẹp liên tục từ năm 1989 đến năm 1992 đã khẳng định vi rút NPV-Se có hiệu lực cao trong phòng trừ sâu sâu keo da láng. Đồng thời, rất chuyên tính với sâu keo da láng, không gây tổn hại

đến các loài sinh vật có ích trên đồng ruộng.

Tác giả Trần Văn Hai (2010) [5] đã tiến hành thu thập sâu khoang bị

lây nhiễm vi rút NPV ngoài đồng ruộng tại 5 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nguồn NPV nhân từ

các nguồn sâu nhiễm bệnh thu thập ngoài tự nhiên trên sâu non sâu khoang tuổi 2 đều cho tỷ lệ sâu nhiễm bệnh hình thành thể vùi đạt từ 5- 9,33 x 108 OB/ml trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm so sánh các nguồn NPV thu thập được với hàm lượng 10,8 x 108 OB/ml thì hiệu lực gây chết trên sâu non sâu khoang tuổi 2 từ 72,5- 94,5%, song với mức độ rất khác nhau giữa các nguồn NPV thu thập được từ các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sản XUẤT CHẾ PHẨM NPV TRÊN tế bào SỐNG để PHÒNG TRỪ sâu KHOANG (Trang 29)