Nuôi cấy sinh khối nấm hương trong môi trường lỏng PD

Một phần của tài liệu Tách chiết polysaccharides từ sinh khối nấm hương (Trang 34)

Tiến hành thí nghiệm nuôi cấy sinh khối nấm hương trong môi trường PD theo mục 3.3.1 chúng tôi thu được kết quả xác định khối lượng sinh khối nấm hương qua các ngày theo dõi và xây dựng đường cong sinh trưởng như hình 4.1 như sau:

Hình 4.1. Đường cong sinh trưởng ca sinh khi nm hương.

Từ đường cong sinh trưởng của sinh khối nấm hương ở trên chúng tôi thấy kết quả hàm lượng sinh khối lớn nhất trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày. Trong cùng một điều kiện nuôi cấy và phát triển thì kết quả thu khối lượng sinh khối nấm hương ở các ngày khác nhau sẽ khác nhau. Trong 4 ngày đầu tiên, sự phát triển của hệ không có sự thay đổi lớn. Sau khi được cấy vào môi trường dinh dưỡng PD hệ sợi khuẩn ty nấm hương cần có thời gian thích nghi với môi trường nuôi cấy mới, do đó khối lượng sinh khối có tăng lên nhưng chưa mạnh mẽ, khối lượng sinh khối tăng từ 0 lên đến 1.87 ± 0,12 (g/l) trong 4 ngày đầu tiên. Sau khi đã bắt đầu thích nghi với điều kiện nuôi cấy và dinh dưỡng trong môi trường đã được hệ sợi nấm đồng hóa và hấp thu thì hệ

0.00 1.06 1.87 3.29 4.46 4.52 4.10 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 0 2 4 6 8 10 12 14 S in h k h i (g /l ) Thời gian (ngày)

sinh khối bắt đầu tăng sinh mạnh mẽ và đạt cực đại tại ngày theo dõi thứ 10 là 4,52 ± 0,28 (g/l), tuy nhiên do khoảng cách đo lấy mẫu để xác định là 2 ngày nên thời gian xác định trên chỉ là tương đối, giá trị cao nhất thu được có thể xoay quanh giá trị 10 ngày, có nghĩa là có thể giá trị đạt cao nhất có thể là ở ngày thứ 9 hay thứ 11. Trong mấy ngày này khối lượng sinh khối xác định được không khác nhau và khá ổn định từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 nuôi.

Đến ngày thứ 12 khi xác định khối lượng sinh khối thì chúng tôi thấy khối lượng sinh khối có trong môi trường nuôi cấy bắt đầu giảm xuống từ 4,52 ± 0,28 (g/l) ở ngày thứ 10 xuống còn 4,10 ± 0,32 (g/l), điều này có thể giải thích là do chúng tôi tiến hành nuôi cấy theo phương pháp nuôi cấy gián đoạn nên không có sự bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi khi hệ sinh khối tăng sinh khối đã đạt cực đại đồng thời sẽ kèm theo tích lũy các sản phẩm trao đổi chất mà chính bản thân hệ sợi nấm thải ra làm tăng pH môi trường gây ức chế, kìm hãm sự hấp thu dinh dưỡng và tăng sinh của hệ sợi, kèm theo đó sự mất dần một số chất dinh dưỡng có trong môi trường mà làm cho môi trường dinh dưỡng không cung cấp đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho sự sinh trưởng và phát triển hệ sợi nấm hương, ngoài ra còn do sư già hóa của hệ sợi nấm hương tức là khả năng hấp thu dinh dưỡng và phát triển của hệ sợi nấm hương bị giảm xuống.

Theo nghiên cứu của Hassegawa (2005) khi nuôi cấy tĩnh một số chủng nấm hương trong môi trường lỏng thì hàm lượng sinh khối thu được cao nhất là từ 20 – 28 ngày nuôi là 2,84 ± 0,24 (mg/ml). Còn nghiên cứu của De Carvaho thì kết quả nuôi cấy trong môi trường lỏng với tốc độ lắc là 180 vòng/phút trong 24 ngày thì đạt được giá trị tăng sinh cực đại là 4,83 ± 0,21 (mg/ml) và bắt đầu giảm ở các ngày tiếp theo. Sự khác nhau về thời gian phát triển của hệ sợi nấm hương tăng sinh đạt giá trị cực đại và hàm lượng sinh khối khô có sự khác nhau ở đây là do có sự khác nhau về thời gian nuôi cấy,

lượng môi trường nuôi cấy, điều kiện nuôi, các chủng giống nấm khác nhau, lượng giống cấy vào trong môi trường khác nhau.

Do đó theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hàm lượng sinh khối nấm hương khô khi nuôi ở trong 50ml môi trường dinh dưỡng, tốc độ lắc là 150 vòng/phút, tại 250C, khi đo xác định ở ngày thứ 2 nuôi cho giá trị thấp nhất và cao nhất sau 10 ngày và bắt đầu giảm từ ngày thứ 12.

Một phần của tài liệu Tách chiết polysaccharides từ sinh khối nấm hương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)